Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

Tĩnh và động



tinhvadong
Một lãnh chúa còn trẻ và thích võ thuật, học Thiền với Thiền sư Bàn Khuê. Một hôm, ông ta quyết định thử “gan ruột” của sư bằng cách dùng cây thương tập kích thình lình khi sư đang tĩnh tọa.
Thiền sư bình tĩnh làm lệch cú đánh bằng xâu chuỗi. Rồi sư bảo vị lãnh chúa: “Võ thuật của ông còn non nớt, tâm ông đã động trước”.
(Giai Thoại Thiền)
————
Thiền sư với tâm tư lắng đọng, ngồi yên tĩnh tọa, tinh thần thư thái.
Vị lãnh chúa với tâm tư xao động, thân thể bất yên, tinh thần hiếu chiến.
Hai bên, gặp nhau nơi đường thương ngọn giáo, một cuộc đối đầu giữa động và bất động.
Thiền sư là người chiến thắng, vị lãnh chúa là kẻ thua cuộc, tại sao lại như vậy?
Đơn giản một điều, khi bản tâm thanh tịnh hiển bày, mọi hình tướng, mọi thanh âm đều được phản chiếu một cách rõ ràng như mặt hồ phẳng lặng phản chiếu cảnh vật xung quanh, nhanh và gọn gàng, không chần chừng, không do dự. Do đó mà đường thương của vị lãnh chúa chẳng thể chạm đến thiền sư, vì khi một tiếng gió vang lên bên tai, một ảnh hình vụt qua trong nháy mắt đều được thiền sư nắm bắt một cách chính xác.
Nếu tâm tư của vị lãnh chúa không dao động, thì liệu rằng đường thương phát ra có thể chạm đến thiền sư chăng? Rất có thể xảy ra khả năng này. Bởi khi đó, với đường thương trong tay, được dẫn dắt bởi chánh niệm tỉnh thức, các chuyển động của vị lãnh chúa theo đó sẽ trở nên thanh thoát và mau lẹ, chỉ một đường vun ra, thân tâm cùng hợp nhất với thương đường không còn phân biệt người và vật, thực tại hiện tiền trong khoảnh khắc, không còn nghĩ tưởng đến các cách thức ra đòn, cũng không mong cầu đạt được kết quả theo ý muốn, mà chỉ còn duy nhất một thực tại được vị lãnh chúa nắm bắt và tung ra nơi thiền sư.
Vậy là hai bản tâm hanh tịnh gặp nhau trong một khoảnh nhỏ nhiệm của thời gian, bản tâm của người nào tròn đầy sáng tỏ hơn thì người đó có thể có được lợi thế hơn người còn lại trong việc nhận thức các sự kiện đang xảy ra xung quanh mình, đường thương của vị lãnh chúa cũng có thể có được tương quan lợi thế như vậy.
————
Tham khảo: thuvienhoasen.org – Dạo Bước Vườn Thiền – Đổ Đình Đồng góp nhặt – (333 câu chuyện Thiền, tức Góp Nhặt Cát Đá).

1 nhận xét:

  1. Tôi không biết phải giới thiệu như thế nào. Những quyển sách mà các bạn sẽ đọc sau đây là những tác phẩm vô cùng quý cho những người thành tâm tìm đạo. Không phải bằng sự tin tưởng, cầu nguyện, mà bằng sự sáng suốt. Kinh Bát Đại Nhân Giác có câu “ Duy Tuệ Thị Nghiệp ”. Như người đi đêm chỉ cần một ánh đèn là đũ. Nếu những lời hay, sách quý đúng vào mục đích nhất là mục đích cốt tủy của người tầm đạo thì thật là như một ngọn đèn sáng. Trân trọng giới thiệu với các bạn tác phẩm “ Ta là Cái Đó ” và nhiều quyển sách quý giá khác của dịch giả Vũ Toàn. Vô cùng cảm ơn công sức dịch thuật của dịch giả và sự chia sẻ vô vụ lợi của Ông. Tác phẩm “ Ta là Cái Đó ” là “ Đối thoại sấm sét, trực chỉ giữa một người ở ngoài Tâm và những người còn quanh quẩn trong Tâm ”. Xin mời các bạn. Nếu các bạn muốn, xin vào trang web chuabenhdongian.com và để lại email tôi sẽ gửi sách đến các bạn

    Trả lờiXóa