Thứ Tư, 5 tháng 7, 2017

Hướng dẫn tập suối nguồn tươi trẻ chi tiết bằng video và hình ảnh

Suối nguồn tươi trẻ được biết đến lần đầu tiên vào năm 1939, trong cuốn sách “Con mắt khải huyền” của Peter Kelder là một bí quyết màu nhiệm vô cùng đơn giản, chỉ gồm 5 động tác, hay gọi theo cách của các Lạt ma Tây Tạng là 5 thức.
Bảy trung tâm năng lượng mà các Lạt ma nhắc đến chính là 7 luân xa theo quan niệm của y lý học cổ truyền phương Đông. Liên hệ với y học hiện đại phương Tây, các luân xa được một số nhà nghiên cứu coi là đối chứng siêu hình của các tuyến nội tiết, với vị trí và vai trò tương đương.



Hướng dẫn tập suối nguồn tươi trẻ chi tiết bằng video và hình ảnh

Suối nguồn tươi trẻ được biết đến lần đầu tiên vào năm 1939, trong cuốn sách “Con mắt khải huyền” của Peter Kelder là một bí quyết màu nhiệm vô cùng đơn giản, chỉ gồm 5 động tác, hay gọi theo cách của các Lạt ma Tây Tạng là 5 thức.
Bảy trung tâm năng lượng mà các Lạt ma nhắc đến chính là 7 luân xa theo quan niệm của y lý học cổ truyền phương Đông. Liên hệ với y học hiện đại phương Tây, các luân xa được một số nhà nghiên cứu coi là đối chứng siêu hình của các tuyến nội tiết, với vị trí và vai trò tương đương.

Theo quan điểm phương Tây, hoạt động của các tuyến nội tiết đóng vai trò vô cùng quan trọng, thậm chí là chi phối quá trình lão hóa. Từ sau tuổi 30, hệ nội tiết bắt đầu suy yếu, lượng hormon giảm dần, tác động trực tiếp lên tinh thần và thể chất, gây ra 12 nhóm triệu chứng rối loạn và các bệnh của người già như da nhăn, tóc bạc, mất ngủ, loãng xương…Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, khôi phục sự cân bằng nội tiết có thể làm chậm quá trình lão hóa, trả lại cho cơ thể nhiều trạng thái của tuổi thanh xuân. Như vậy, tư tưởng chủ đạo của 5 thức tập Suối nguồn tươi trẻ xuất phát từ phương Đông cũng phù hợp với tinh thần của các nghiên cứu khoa học phương Tây.
Những lợi ích thực tế của Suối nguồn tươi trẻ bao gồm: sinh lực dồi dào; tinh thần minh mẫn, an nhiên, thư thái; cơ bắp săn chắc; ngủ tốt; thở sâu; sức khỏe toàn diện nâng cao, ít ốm vặt; vóc dáng trẻ trung, linh hoạt; giảm cân; cải thiện sinh hoạt vợ chồng. Tuy không đến mức thần diệu, song những kết quả này cũng là rất ấn tượng đối với một bài tập mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện chỉ trong 10 phút mỗi ngày.


1. Thức thứ nhất:
– Mục đích cấp kỳ của nó là làm cho các luân xa (trung tâm năng lượng) xoáy nhanh trở lại.
– Trong thức thứ nhất nầy, tất cả những gì mà bạn cần phải làm là giương thẳng 2 tay ra theo chiều ngang. Sau đó bạn xoay tròn cho đến khi hơi chóng mặt. Một điều mà bạn phải lưu ý đó là; xoay tròn từ trái sang phải. Nói cách khác, nếu bạn để cái đồng hồ trên sàn nhà trước mặt bạn, thì bạn phải quay theo chiều kim đồng hồ.


2. Thức thứ hai:
Trong thức nầy người tập phải nằm dài trên sàn, mặt ngửng lên. Tốt nhất bạn nên nằm trên một tấm thảm dầy hoặc một tấm nệm bằng phẳng. Một khi bạn đã nằm duổi lưng, thẳng người, hãy buông hai cánh tay dọc theo hông, gan bàn tay úp xuống sàn, giữ cho các ngón tay sát vào nhau. Tiếp đó bạn nhấc đầu lên, thu cằm vào ngực. Trong khi làm như thế, nhấc hai cẳng chân lên, đầu gối thẳng, trong thư thế thẳng đứng. Nếu có thể bạn hãy để hai chân vươn ngược lên trên thân về phía đầu, nhưng phải giữ cho 2 đầu gối thật thẳng. Rồi từ từ thả đầu và hai cẳng chân xuống sàn nhà trong khi đầu gối vẫn giữ thẳng. Hãy thư giãn toàn bộ các cơ bắp sau đó, thực hành lại thức tập nầy.


3. Thức thứ ba:
Tất cả những gì mà bạn phải làm là qùy gối trên sàn nhà và giữ cho thân mình thẳng đứng, hai bàn tay áp sát vào đùi. Sau đó nghiêng đầu và cổ về phía trước, cằm thu vào ngực. Tiếp đến ngửa đầu và cổ ra phía sau càng xa càng tốt, đồng thời ngã người ra sau, cong hẳn cột sống. Khi cong mình như thế bạn hãy bám cánh tay và bàn tay lên đùi để làm điểm tựa. Cong người xong, hãy trở về với tư thế cũ và lập lại toàn bộ thức thứ ba nầy lần nữa.


4. Thức thứ tư:
Trước tiên bạn hãy ngồi xuống trên sàn nhà, hai cẳng chân duỗi ra phía trước, hai bàn chân đặt cách nhau khoảng 20 cm, gan hai bàn tay úp xuống sàn, dọc theo mông. Sau đó thu cầm về phía trước ngực. Tiếp đến, bạn hãy ngã đầu ra phía sau, càng xa càng tốt đồng thời nhấc thân mình lên sao cho đầu gối cong lại trong khi hai cánh tay trở nên thẳng đứng. Với tư thế nầy, thân hình trở thành song song với sàn nhà, và thẳng góc với hai cánh tay và hai cẳng chân. Rồi bạn hãy gồng căng mọi cơ bắp của cơ thể. Cuối cùng khi quay trở lại với thế ngồi ban đầu, bạn hãy thư giãn các cơ bắp và nghỉ một lúc trước khi lặp lại các động tác của thức tập.


5. Thức thứ năm:
Để bắt đầu bạn hãy chống hai tay thẳng đứng xuống sàn nhà và cong cột xương sống sao cho thân mình ở trong tư thế lún xuống. Tiếp đó ngã đầu ra phía sau càng xa càng tốt rồi cong ở phần hông và đưa thân mình lên trên để tạo thành chữ V ngược (tức là chổng mông lên trời). Đồng thời bạn hãy đưa cằm tới trước và áp sát vào ngực. Tất cả chỉ có thế. Thực hành xong, bạn trở lại với tư thế ban đầu và lập lại toàn bộ thức tập nầy.


Một sồ lưu ý:
– Trong một ngày, bạn tập tối đa là 21 lần chỗ mỗi thức. Có thể tập ít hơn thế, lúc đầu tập khoảng 5-7 lần gì đó, sau đó dần dần tăng số lần lên. Bản thân tôi chia làm 2 buổi tập, buổi sáng tập 10 lần mỗi thức, buổi chiều tối tập thêm 11 lần mỗi thức.
– Tất cả các thức (trừ thức 1), khi bắt đầu động tác thì hít vào, kết thúc động tác thì thở ra và lặp lại như vậy.
Trên đây chỉ là tóm lược phương pháp luyện tập, các bạn có thể tải về trọn bộ quyển sách để nghiên cứu sâu hơn tại đây:

– Ebook: download sách suối nguồn tươi trẻ dạng pdf
– Audio book: download sách suối nguồn tươi trẻ dạng mp3

Thứ Ba, 4 tháng 7, 2017

ĐỆ TỬ QUY - PHÉP TẮC NGƯỜI CON

TỔNG TỰA

1. Phép người con, Thánh nhân dạy.
Hiếu đệ trước, kế cẩn tín.
Yêu bình đẳng, gần người nhân.
Có dư sức, thì học văn.

Ở NHÀ PHẢI HIẾU

2. Cha mẹ gọi, trả lời ngay.
Cha mẹ bảo, chớ làm biếng.
Cha mẹ dạy, phải kính nghe.
Cha mẹ trách, phải thừa nhận.
3. Đông phải ấm, hạ phải mát.
Sáng phải thăm, tối phải viếng.
Đi phải thưa, về phải trình.
Ở ổn định, nghề không đổi.
4. Việc tuy nhỏ, chớ tự làm.
Nếu đã làm, thiếu đạo con.
Vật tuy nhỏ, chớ cất riêng.
Nếu cất riêng, cha mẹ buồn.
5. Cha mẹ thích, dốc lòng làm.
Cha mẹ ghét, cẩn thận bỏ.
Thân bị thương, cha mẹ lo.
Đức tổn thương, cha mẹ tủi.
Cha mẹ thương, hiếu đâu khó.
Cha mẹ ghét, hiếu mới tốt.
6. Cha mẹ lỗi, khuyên thay đổi.
Mặt ta vui, lời ta dịu.
Khuyên không nghe, vui can tiếp.
Dùng khóc khuyên, đánh không giận.
7. Cha mẹ bệnh, nếm thuốc trước.
Ngày đêm hầu, không rời giường.
Tang ba năm, thường thương nhớ.
Chỗ ở đỗi, không rượu thịt.
Tang đủ lễ, cúng hết lòng.
Việc người chết, như người sống.

XUẤT TẮC ĐỆ

8. Anh thương em, em kính anh.
Anh em thuận, hiếu trong đó.
Tiền của nhẹ, oán nào sanh.
Lời nhường nhịn, tức giận mất.
9. Hoặc ăn uống, hoặc đi đứng.
Người lớn trước, người nhỏ sau.
Lớn gọi người, liền gọi thay.
Người không có, mình làm thay.
10. Gọi người lớn, chớ gọi tên.
Với người lớn, chớ khoe tài.
Gặp trên đường, nhanh đến chào.
Người không nói, kính lui đứng.
Phải xuống ngựa, phải xuống xe.
Đợi người đi, hơn trăm bước.
11.Người lớn đứng, nhỏ chớ ngồi.
Người lớn ngồi, cho phép ngồi.
Trước người lớn, phải nói nhỏ.
Nhỏ không nghe, không đúng phép.
Đến phải nhanh, lui phải chậm.
Khi hỏi đáp, mắt nhìn thẳng.
12. Việc chú bác, như việc cha.
Việc anh họ, như anh ruột.

 CẨN

13. Sáng dậy sớm, tối ngủ trễ.
Lúc chưa già, quí thời gian.
Sáng rửa mặt, phải đánh răng.
Tiểu tiện xong, rửa tay sạch.
14. Mũ phải ngay, nút phải gài.
Vớ và giày, mang chỉnh tề.
Nón quần áo, để cố định.
Chớ để bừa, tránh dơ bẩn.
15. Áo quý sạch, không quý đắt.
Hợp thân phận, hợp gia đình.
Với ăn uống, chớ kén chọn.
Ăn vừa đủ, chớ quá no.
Tuổi còn nhỏ, chớ uống rượu.
Uống say rồi, rất là xấu.
16. Đi thong thả, đứng ngay thẳng.
Chào cúi sâu, lạy cung kính.
Chớ đạp thềm, không đứng nghiêng.
Chớ ngồi dang, không rung đùi.
17. Vén rèm cửa, chớ ra tiếng.
Rẽ quẹo rộng, chớ đụng góc.
Cầm vật rỗng, như vật đầy.
Vào phòng trống, như có người.
Chớ làm vội, vội sai nhiều.
Không sợ khó, chớ qua loa.
Nơi ồn náo, không đến gần.
Việc không đáng, quyết chớ hỏi.
18. Sắp vào cửa, hỏi có ai.
Sắp vào nhà, cất tiếng lớn.
Người hỏi ai, nên nói tên.
Nói ta – tôi, không rõ ràng.
Dùng đồ người, cần mượn rõ.
Nếu không hỏi, tức là trộm.
Mượn đồ người, trả đúng hẹn.
Sau có cần, mượn không khó.

TÍN

19. Phàm nói ra, tín trước tiên.
Lời dối trá, sao nói được.
Nói nhiều lời, không bằng ít.
Phải nói thật, chớ xảo nịnh.
Lời gian xảo, từ bẩn thỉu.
Thói tầm thường, phải trừ bỏ.
20. Thấy chưa thật, chớ nói bừa.
Biết chưa đúng, chớ tuyên truyền.
Việc không tốt, chớ dễ nhận.
Nếu dễ nhận, tiến lui sai.
Phàm nói chuyện, nói trọng điểm.
Chớ nói nhanh, chớ mơ hồ.
Kia nói phải, đây nói quấy.
Không liên quan, chớ để ý.
21. Thấy người tốt, nên sửa mình.
Dù còn xa, cũng dần kịp.
Thấy người xấu, tự kiểm điểm.
Có thì sửa, không cảnh giác.
22. Chỉ đức học, chỉ tài nghệ.
Không bằng người, phải tự gắng.
Nếu quần áo, hoặc ăn uống,
Không bằng người, không nên buồn.
23. Nghe lỗi giận, nghe khen vui.
Bạn xấu đến, bạn hiền đi.
Nghe khen sợ, nghe lỗi vui.
Người hiền lương, dần gần gũi.
24. Lỗi vô ý, gọi là sai.
Lỗi cố ý, gọi là tội.
Biết sửa lỗi, không còn lỗi.
Nếu che giấu, lỗi chồng thêm.

YÊU BÌNH ĐẲNG

25. Phàm là người, đều yêu thương.
Che cùng trời, ở cùng đất.
26. Người hạnh cao, danh tự cao.
Mọi người trọng, không bề ngoài.
Người tài năng, tiếng tự cao.
Được người phục, chẳng do khoe.
27. Mình có tài, chớ dùng riêng.
Người có tài, không chỉ trích.
Không nịnh giàu, chớ khinh nghèo.
Chớ ghét cũ, không thích mới.
Người không rảnh, chớ não phiền.
Người bất an, không quấy nhiễu.
28. Người có lỗi, chớ vạch trần.
Việc riêng người, chớ nói truyền.
Khen người thiện, tức là tốt.
Người biết được, càng tốt hơn.
Khen người ác, chính là ác.
Ác cùng cực, tai họa đến.
Cùng khuyên thiện, cùng lập đức.
Lỗi không ngăn, đôi bên sai.
29. Hễ nhận cho, phân biệt rõ.
Cho nên nhiều, nhận nên ít.
Sắp cho người, trước hỏi mình.
Mình không thích, phải mau ngưng.
Ân phải báo, oán phải quên.
Báo oán ngắn, báo ân dài.
30. Đối người ở, thân đoan chánh.
Tuy đoan chánh, lòng độ lượng.
Thế phục người, người không phục.
Lý phục người, tâm mới phục.

GẦN NGƯỜI NHÂN

31. Cùng là người, khác tộc loại.
Thô tục nhiều, nhân từ ít.
Đúng người nhân, người kính sợ.
Nói thẳng lời, không dẻ nịnh.
Gần người hiền, tốt vô hạn.
Đức tiến dần, lỗi ngày giảm.
Không gần hiền, hại vô cùng.
Tiểu nhân đến, trăm việc hư.

CÓ DƯ SỨC THÌ HỌC VĂN

32. Không gắng làm, chỉ học văn.
Chỉ bề ngoài, thành người nào.
Nếu gắng làm, không học văn.
Theo ý mình, mù lẽ phải.
33. Cách đọc sách, có ba điểm.
Tâm mắt miệng, tin đều trọng.
Mới đọc đây, chớ thích kia.
Đây chưa xong, kia chớ đọc.
Thời gian ít, cần chăm chỉ.
Công phu đủ, đọc liền thông.
Tâm có nghi, thì chép lại.
Học hỏi người, mong chính xác.
34. Gian phòng sạch, vách tường sạch.
Bàn học sạch, bút nghiên ngay.
Mực mài nghiêng, tâm bất chánh.
Chữ viết ẩu, tâm không ngay.
Xếp sách vở, chỗ cố định.
Đọc xem xong, trả chỗ cũ.
Tuy có gấp, xếp ngay ngắn.
Có sai hư, liền tu bổ.
Không sách Thánh, bỏ không xem.
Che thông minh, hư tâm trí.
Chớ tự chê, đừng tự bỏ.
Thánh và Hiền, dần làm được.

Theo nguồn : http://detuquy.com/kinh-van/de-tu-quy-phep-tac-nguoi-con/