Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

33 vị Tổ Thiền tông Ấn Độ và Trung Hoa - Hòa Thượng Thích Thanh Từ


LỜI NÓI ĐẦU:
Nhằm mang lại lợi ích cho quí Phật tử khi tham khảo, học hỏi về Thiền Tông. Tôi xin mạn phép đưa lên đây sử của 33 vị Tổ Thiền để quí vị có tài liệu xem, và suy ngẫm.
Năm vị tổ đầu tiên trích từ quyển “sử 33 vị tổ thiền tông Ấn – Hoa” của Hòa Thượng Thanh Từ dịch. Từ vị tổ thứ 6 Trích từ quyển “Phật Tổ thiền uyển kế đăng lục” do Hòa Thượng Tuệ Hải dịch.

1.- Tổ Ma-Ha-Ca-Diếp (Mahakasyapa)

Đồng thời đức Phật
Ngài dòng Bà-la-môn (Brahmana) ở nước Ma-Kiệt-Đà, cha tên Ẩm-Trạch, mẹ tên Hương-Chí. Thưở bé, Ngài dung nghi trang nhã, toàn thân màu vàng, ánh sáng chiếu rất xa. Thầy tướng xem tướng ngài nói:

─ Đứa bé nầy đời trước có phước đức thù thắng, lẽ ưng xuất gia

Cha mẹ Ngài nghe nói lo sợ,cùng nhau thầm bàn (sẽ cưới vợ đẹp để làm nhụt chí của Ngài ). Vừa lớn lên, cha mẹ liền lo chọn người lập gia thất cho ngài, nhưng ngài một bề từ chối, sau cùng bất đắc dĩ ngài phải nói:

─ Có người con gái nào thân đồng màu sắc như con, con mới ưng cưới.

Cha mẹ ngài bèn đúc một tượng vàng, đẩy đi khắp trong nước, tìm người nữ nào giống màu sắc ấy, cưới cho ngài. Quả nhiên, gặp được một cô con gái giống hệt như ngài, thế là ngài phải lập gia đình

Bởi đời đức Phật Tỳ Bà Thi (Vipasyin), sau khi Phật Niết-bàn, chúng xây tháp thờ Xá-lợi, trong tháp có an trí một pho tượng Phật phết vàng. Lâu ngày pho tượng trên mặt bị lở khuyết. Khi ấy, ngài ca-diếp là thợ đúc vàng, có cô gái nhà nghèo, vì thấy mặt Phật hư khuyết, cô còn một đồng tiền vàng đem đến nhờ Ngài ca-diếp nấu ra để phết lại tượng Phật.Thấy cô phát tâm tu bổ tượng Phật, ngài rất hoan hỷ đứng ra làm chu tất việc nầy, nhơn đó, hai người cùng nguyện đời đời sẽ làm vợ chồng, mà coi như đôi tri-kỷ, chớ không vì tình dục.

Do phước báo đó nên 91 kiếp thân thể hai vị đều toàn một màu vàng. Sau sanh cõi Phạm-thiên, hết phước cõi Phạm-thiên chết, sanh về cõi nầy trong nhà Bà-là-môn giàu có hiện tại. Tuy hiện nay hai vị làm vợ chồng, mà sống như tình tri-kỷ, không có ý dâm dục.
Đến sau, cả hai đều xin cha mẹ xuất gia. Cha mẹ bằng lòng,ngài liền xuất gia làm Sa-môn vào núi tu hạnh Đầu-đà (Dhuta). Một hôm,nhơn nghe trong hư không có tiếng bảo:

─ Phật đã ra đời, nên đến đó thọ giáo.

Ngài liền tìm đến tịnh-xá Trúc-Lâm, chí thành đảnh lễ Phật.

Phật bảo:

─ Lành thay Tỳ-kheo đến đây, hãy cạo bỏ râu tóc đi.

Ngài liền cạo bỏ râu tóc, thọ giới Tỳ-kheo, mặc y cà-sa. Từ đây, ngài theo Phật hiểu sâu giáo Pháp, tinh tấn tu hành không lúc nào lơi lỏng, cho đến chứng quả A-La-Hán. Có lần ngài từ xa đến ra mắt Phật. Các chúng Tỳ kheo ngồi vây quanh Phật, trông thấy ngài mặc y bằng vải rách, thân hình tiều tụy, có ý thầm khi. Phật biết, bèn bảo:

─ Ca-Diếp đến đây! Ta nhường nửa tòa cho ngồi.

Ngài vẫn không dám ngồi. Phật bảo các Tỳ-kheo:

Ta có đại từ đại bi, các thiền-định tam-muội và vô lượng công đức để tự trang nghiêm. Tỳ-kheo Ca-Diếp cũng như thế. Do đó,ta nhường nửa tòa cho Ca-Diếp ngồi. Chúng Tỳ-kheo đều dứt tâm ngạo mạn, lại thầm cung kính ngài.

Hôm nọ, Phật ở trong hội Linh-sơn, tay cầm cành hoa sen đưa lên, cả hội chúng đều ngơ-ngác. Chỉ có ngài đắc ý chúm chím cười (niêm hoa vi tiếu ). Phật bảo :

─ Ta có chánh Pháp nhãn tạng, Niết-bàn diệu-tâm, pháp môn mầu nhiệm, chẳng lập văn-tự, ngoài giáo lý truyền riêng, nay giao phó cho ngươi. Ngươi khéo gìn giữ chánh pháp nầy, truyền trao mãi đừng cho dứt, đến sau sẽ truyền cho A-Nan. Thế-Tôn đến trước tháp Đa-Tử gọi Ma-Ha-Ca-Diếp đến chia nửa tòa cho ngồi, lấy y Tăng-Già-Lê quấn vào mình Ca-Diếp, rồi nói kệ phó pháp :

Pháp bổn pháp vô pháp
vô pháp pháp diệc pháp
Kim phó vô pháp thời
Pháp pháp hà tằng pháp.
Dịch:
Pháp gốc pháp không pháp
Pháp không pháp cũng pháp
Nay khi trao không pháp
Mỗi pháp đâu từng pháp.

Ngài già yếu, Phật nhiều lần khuyên:

─ Ca-Diếp tuổi đã già, nên ở một chổ nhận những thức cúng dường của thí chủ, chớ đi khất thực nhọc nhằn.

Ngài bạch Phật :

─ Con tuy già yếu, song không dám ở một chổ thọ sự cúng dường của thí chủ. Vì sợ e sau này, các Tỳ kheo đời sau sẽ nói :

─ Đệ tử lớn của Phật trước kia vẫn ở một chỗ thọ sự cúng dường, rồi họ sanh phóng túng.
Lúc Phật Niết-bàn tại thành Câu-Thi-Na trong rừng Sa-La, thì ngài đang ở trong động Tất-Bát-La (SthaviRa) trên núi Kỳ-Xà-Quật. Nghe tin Phật Niết-bàn, ngài và 500 đệ tử vội vã hướng về thành Câu-Thi-Na. Đến nơi, đã đễ Phật vào kim-quan, ngài buồn bã. Thầy trò đi nhiễu kim-quan ba vòng, rồi đảnh lễ Phật. Khi ấy, hai bàn chân Phật duỗi ra ngoài kim-quan để an ủi ngài. Ngài vuốt ve hai bàn chân Phật, lòng rất bi thảm.

Sau khi thiêu thân Phật xong,ngài tuyên bố với chúng Tỳ-kheo:

─ Xá-lợi của Phật giao cho trời, người xây tháp thờ làm ruộng phước, còn trách nhiệm Tỳ-kheo chúng ta phải lo kết tập kinh điển để lưu lại đời sau.

Ngài bèn nói kệ :

Như-Lai đệ tử
Thả mạc Niết-bàn
Đắc thần thông giả
Đương phó kiết tập

Dịch:
Đệ tử Như-Lai
Chớ vội Niết-bàn
Người được thần thông
Nên đến kiết tập .

Thế là, sau Phật Niết-bàn 7 ngày, Ngài triệu tập 500 vị đại A-La-Hán tụ hợp tại núi Kỳ-Xà-Quật, trong động Tất-Bát-La kiết tập.nChỉ có tôn giả A-Nan không được dự hội, vì chưa sạch các lậu, Tôn-giả A-Nan buồn bả, suốt đêm chuyên tâm thiền-định, đến gần sáng liền chứng ngộ, các lậu dứt sạch được quả A-La-Hán .

Sau đó,tôn giả được mời dự hội. Ngài thưa toàn chúng:

─ Tỳ-kheo A-Nan nhớ giỏi bậc nhất, thường theo hầu hạ Như-Lai, nghe pháp Phật nói ghi nhớ không sót, như nước rót vào bình không rơi ngoài một giọt, nên mời kiết-tập tạng Kinh và tạng Luận . Mời Tỳ-kheo Ưu-Ba Ly kiết tập tạng Luật. Toàn chúng đều hoan-hỷ chấp thuận.

Hội kiết-tập nầy, Ngài là chủ-tịch. Sau cuộc kiết tập đã viên mãn,nhơn duyên độ sanh đã xong xuôi, Ngài thấy tuổi đã già yếu lắm, bèn gọi tôn giả A-Nan đến bảo:

─ Khi Như-Lai sắp vào Niết-bàn có dặn ta đem chánh pháp nhãn tạng giao phó cho ông. Nay ta sắp ẩn, đúng lúc giao phó cho ông, ông phải khéo gìn giữ chớ để đoạn dứt.

Ngài nhớ lời Phật dặn giữ gìn y bát của Phật đợi đến Phật Di-Lặc ra đời sẽ trao lại, nên dự bị vào núi Kê-Túc nhập định. Liền đó, Ngài đi từ giả vua A-Xà-Thế và những người thân thuộc, rồi vào núi Kê-Túc trải tòa cỏ ngồi an nhiên nhập định
binh
11-06-2009, 10:21 PM
2.- Tổ A-Nan (Ananda)
Sanh sau Phật 30 năm
Ngài con vua Hộc-Phạn, dòng Sát-đế-lợi, ở thành Ca-tỳ-la-vệ, em ruột Đề-bà-đạt-đa, em con nhà chú của Phật Thích Ca. Thuở nhỏ, ngài có nhiều tướng tốt và thông minh tuyệt vời. Đến 25 tuổi xin theo Phật xuất gia.

Một hôm, Phật cần chọn người làm thị giả, tất cả hội chúng lần lượt đứng ra xin làm thị giả, mà Phật không bằng lòng. Sau cùng, Tôn-giả Đại-Mục-Kiền-Liên nhập định biết tôn ý Phật muốn A-Nan làm thị giả.

Đại chúng cử Tôn- giả Mục-Kiền-Liên, Xá-Lợi-Phất, v, v…. đến yêu cầu Ngài làm thị giả. Ngài nhiều lần từ chối, song các Tôn-giả một bề nài nỉ buộc lòng Ngài phải xin Phật ba điều, nếu Phật ưng cho, Ngài mới dám làm thị giả.

1/ Không theo Phật thọ trai riêng, nếu thí chủ không mời ngài.

2/ Không mặc y thừa của Phật.

3/ Không đến Phật phi thời. Thế-Tôn chẳng những chấp thuận lời xin của Ngài, mà còn khen ngợi Ngài thông minh biết dự đoán trước những điều sẽ xẩy ra. Thế là, Ngài theo làm thị giả Phật ngót 25 năm.

Hôm nọ, Ngài đi khất thực về đến tịnh-xá Phật, thấy Di mẫu Ma-ha Ba-Xà-Ba-Đề đang đứng tựa cửa khóc. Di mẫu quần áo bụi bặm, chân dính bùn nhơ, vẻ người bi thảm. Ngài đến gần hỏi duyên cớ. Biết Bà từ xa tìm đến xin Phật xuất gia, đôi ba phen năn nỉ mà Phật quyết định không cho. Ngài cảm động, vào đảnh lễ Phật xin cho Bà được xuất gia. Phật vẫn nhiều lần từ chối, Ngài vẫn kiên chí xin kỳ được mới thôi. Thế là mở đầu cho phái nữ xuất gia, chính Ngài là người tích cực khai đường vậy.

Chính đức Phật đã từng khen Ngài:

─ Thị giả của các đức Phật đời quá khứ, không ai hơn A-Nan, thị giả các đức Phật đời vị lai cũng không ai hơn A-Nan.
Và Phật khen A-Nan được tám điều chưa từng có v.v…

Sau khi Phật Niết-bàn, Tổ Ca-Diếp triệu tập các đại Tỳ-kheo kiết tập kinh điển, Ngài là người được toàn hội đề cử kiết tập tạng kinh… Khi sắp tụng lại lời Phật, Ngài nhìn qua đại chúng nói kệ:

Tỳ-kheo chư quyến thuộc
Ly Phật bất trang nghiêm !
Du như hư không trung
Chúng tinh chi vô nguyệt.

Dịch:
Tỳ-kheo các quyến thuộc
Vắng Phật chẳng trang nghiêm !
Ví như trong hư-không ,
Nhiều sao mà không trăng.

Nói kệ xong, Ngài đảnh lễ đại chúng, lên pháp tòa mở đầu:
─ Tôi nghe như vầy, một lúc nọ Phật ở tại xứ….nói kinh…. cho đến trời người v.v…đều kính lễ vâng làm .
Ngài kiết tập kinh xong Tổ Ca Diếp hỏi đại chúng:
─ Đại-Đức A-Nan tụng đọc lại có chỗ nào sai lầm chăng ?
Đại chúng đồng thinh đáp:
- Chẳng khác những lời đức Thế-Tôn đã nói.

Một hôm Ngài hỏi Tổ Ca-Diếp:
─ Khi Thế-Tôn phú chúc và truyền y kim-tuyến cho sư-huynh, còn có truyền pháp gì riêng nữa chăng ?
Tổ Ca-Diếp liền gọi:
─ A-Nan !
Ngài ứng thinh:
─ Dạ.!
Tổ Ca-Diếp bảo:
─ Cây cột phướng trước chùa ngã.

Ngài nhơn đây tỏ ngộ.

Tổ Ca-Diếp bèn ấn chứng và đem chánh pháp nhãn-tạng truyền lại cho Ngài. Tổ nói kệ:

Pháp pháp bổn lai pháp,
Vô pháp vô phi pháp.
Hà ư nhất pháp trung,
Hữu pháp hữu phi pháp

Dịch:
Các pháp,pháp xưa nay,
Không pháp,không phi pháp .
Tại sao trong một pháp,
Có pháp,có phi pháp ?

Ngài đảnh lễ thọ nhận. Môn đệ của Ngài có hai vị xuất sắc, Thương-Na-Hòa-Tu và Mạc-Điền-Để Ca (Mạc-Điền-Địa). Ngài chọn Thương Na Hòa Tu làm người kế thừa tổ vị và truyền trao y bát lại.

Cảm thấy thân bèo bọt đã đến thời kỳ hoại diệt, đã tìm được người kế.thừa, Ngài dự định vào Niết-bàn, Ngài đến từ giả vua A-Xà-Thế, song không gặp vua. Ngài liền đi thẳng đến bờ sông Hằng, lên một chiếc thuyền ngồi kiết-già thả trôi lơ lửng giữa dòng sông. Vua A-Xà-Thế hay tin Ngài sắp vào Niết-bàn ở sông Hằng, liền cùng quan quân tùy tùng tìm đến bờ sông. Vua thấy Ngài ngồi trên thuyền ở giữa dòng sông bèn đảnh lễ nói kệ:

Khể thủ tam giới tôn,
Khí ngã như chí thử.
Tạm bằng bi nguyện lực,
Thả mạc Bát-niết-bàn.

Dịch:
Lạy đấng tôn tam giới,
Bỏ con đến nơi nầy.
Tạm nương sức bi nguyện,
Xin chớ vội Niết-bàn.
Vua nước Tỳ-Xá-Ly nghe tin cũng đến bên bờ kia sông Hằng, đảnh lễ và nói kệ:
Tôn giả nhất hà tốc,
Nhi qui tịch diệt trường !
Nguyện trụ tu du gian,
Nhi thọ ư cúng dường.

Dịch:
Tôn giả sao quá nhanh,
Sớm vào nơi tịch diệt !
Xin tạm dừng chốc lát,
Để nhận con cúng dường.
Ngài thấy hai vua đồng đến khuyến thỉnh, bèn nói kệ:
Nhị vương thiện nghiêm trụ,
Vật vi khổ bi luyến.
Niết-bàn đương ngã tịnh,
Nhi vô chư hửu cố.

Dịch:
Hai vua ở an vui,
Chớ vì thương buồn khổ.
Niết-bàn, tôi an tịnh,
Vì không còn các nghiệp.

Ngài giữ tâm bình đẳng ở giữa dòng sông vào Niết-bàn. Hai vua họp nhau làm lễ thiêu thân Ngài và phân chia xá-lợi xây tháp cúng dường.
binh
16-06-2009, 12:55 AM
3.- Tổ Thương-Na-Hòa-Tu ( Sanakavasa)
Thế kỷ đầu sau Phật Niết-bàn

Ngài dòng Tỳ-Xá-Đa nước Ma-Đột-La, cha tên Lâm-Thắng, mẹ là Kiều-Xa-Da. Ngài ở trong thai mẹ sáu năm mới sanh. Tục truyền ở Ấn-Độ khi nào cỏ Thương-Nặc-Ca sanh là có một vị thánh nhơn ra đời. Chính khi Ngài lọt lòng mẹ thì thứ cỏ ấy cũng mọc lên, vì thế cha mẹ Ngài đặt tên là Thương-Na-Hòa-Tu.

Lúc đầu, Ngài xuất gia làm đồ đệ vị tiên ở núi Tuyết. Chính Ngài tu theo pháp tiên đã được thần thông, sau gặp Tổ A-Nan, Ngài hồi đầu trở về chánh pháp. Tổ A-Nan, thấy Ngài đã thâm ngộ diệu tâm nên truyền pháp kệ rằng :

Bổn lai truyền hửu pháp,
Truyền liễu ngôn vô pháp
Các các tu tự ngộ
Ngộ liễu vô vô pháp.

Dịch :
Xưa nay truyền có pháp
Truyền rồi nói không pháp.
Mỗi mỗi cần tự ngộ
Ngộ rồi không không pháp.

Tổ lại dặn:
─ Xưa Đức Như-Lai đem đại pháp nhãn nầy trao cho Ngài Ca-Diếp, Ngài Ca-Diếp trao lại cho ta, nay ta sắp vào Niết-bàn đem trao lại cho ngươi, Ngươi phải khéo gìn giữ truyền trao không để dứt mất.

Sau khi đắc pháp nơi Tổ A-Nan, Ngài đi đến khu rừng Ưu-Lưu-Trà cất tịnh-xá hoằng hóa Phật-pháp rất hưng thịnh. Chính nơi đây, khi Phật còn tại thế có lần đi giáo hóa ngang khu rừng nầy, Phật nói với A-Nan:

Sau khi ta Niết-bàn, khoảng 100 năm, có một Tỳ-kheo tên Thương-Na-Hòa-Tu ở tại khu rừng nầy hoằng truyền chánh pháp
binh
21-06-2009, 08:04 AM
4.- Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa (Upagupta)
Cuối thế kỷ thứ nhất sau Phật Niết-bàn

Ngài dòng Thủ-Đà-La ở nước Sất-Lợi, cha tên Thiện-Ý. Trước khi sanh Ngài, thân phụ nằm mộng thấy mặt trời vàng xuất hiện trong nhà. Thưở bé Ngài mặt mũi khôi ngô, tánh tình thuần hậu, trí huệ minh mẫn

Khoảng 12 tuổi, Ngài được gặp Tổ Thương-Na-Hòa-Tu đến tận nhà và dạy cho Ngài phương pháp buộc niệm. Nghĩa là mỗi khi khởi nghĩ ác liền bỏ một hòn sỏi đen vào hũ, khi khởi nghĩ lành liền bỏ một hòn sỏi trắng vào hũ. Mỗi tháng đem ra xem xét coi đen nhiều hay trắng nhiều ; nếu đen nhiều phải cố gắng sửa đổi. Ngài vâng làm như vậy, ban đầu sỏi đen nhiều, dần dần bằng nhau và sau nầy trắng nhiều.

Năm 17 tuổi, Ngài xin Tổ Thương-Na-Hòa-Tu xuất gia. Tổ hỏi : - Ngươi được bao nhiêu tuổi ?

Ngài thưa : - Bạch thầy, con được 17 tuổi. - Thân ngươi 17 tuổi hay tánh ngươi 17 tuổi ?

Ngài hỏi lại : - Đầu thầy tóc bạc, vậy tóc thầy bạc hay tâm thầy bạc ?

Tổ bảo : - Tóc ta bạc không phải tâm ta bạc - Con cũng thế, thân con được 17 tuổi, không phải tánh con 17 tuổi Tổ bèn hoan-hỉ nhận cho xuất gia làm thị giả. Đến 20 tuổi, Ngài thọ giới cụ túc và ngộ đạo. Tổ bảo :

Xưa Đức Thế-Tôn đem chánh pháp vô thượng truyền cho Tổ Ca-Diếp. Tổ Ca-Diếp truyền lại cho thầy của thầy ta là Đức A-Nan, thầy ta truyền cho ta và nay ta truyền lại cho ngươi chánh pháp nầy. Ngươi cố gắng hộ trì đừng để đoạn dứt. Hảy nghe bài kệ đây :

Phi pháp diệc phi tâm,
Vô tâm diệc vô pháp.
Thuyết thị tâm pháp thời,
Thị pháp phi tâm pháp

Dịch :
Phi pháp cũng phi tâm,
không tâm cũng không pháp,
Khi nói tâm pháp ấy,
Pháp ấy phi tâm pháp.
binh
25-06-2009, 11:57 PM
5.- Tổ Đề-Đa-Ca (Dhrtaka)
Đầu thế kỷ thứ hai sau Phật Niết-bàn

Ngài tên Hương-chúng ở nước Ma-Già-Đà. Nhơn thân phụ Ngài nằm mộng thấy mặt trời vàng ánh xuất hiện trong nhà, chiếu sáng khắp cả. Lại thấy phía trước hiện ra một hòn núi lớn, trang nghiêm bằng bảy báu, trên đảnh núi có dòng suối, nước chảy trong veo, tràn khắp bốn phía. Sau đó, mẹ sanh ra Ngài.

Ngài gặp Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa bèn đem điềm mộng của cha thuật lại và nhờ giải hộ. Tổ giải: Núi báu là thân ta, suối nước tuôn ra là pháp vô tận, mặt trời xuất hiện trong nhà là tướng ngươi vào đạo, ánh sáng chiếu khắp là trí tuệ siêu việt của ngươi. Ngài nghe giải xong, vui mừng khắp khởi xướng kệ rằng :

Nguy nguy thất bảo sơn,
Thường xuất trí huệ tuyền.
Hồi vi chân pháp vị,
Năng độ chư hữu duyên.

Dịch :
Vòi vọi núi bảy báu,
Thường tuôn suối trí huệ.
Chuyển thành vị chơn pháp,
Hay độ ngưòi có duyên

Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa cũng nói kệ đáp :

Ngã pháp truyền ư nhữ,
Đương hiện đại trí huệ .
Kim nhựt tùng ốc xuất,
Chiếu diệu ư thiên địa .

Dịch :
Pháp ta truyền cho ngươi,
Sẽ hiện trí-huệ lớn .
Mặt trời mọc trong nhà,
Chiếu sáng khắp trời đất .

Ngài nghe kệ rồi, xin theo Tổ xuất gia học đạo. Thấy Ngài ứng đối lanh lẹ, trí-huệ minh đạt, Tổ hoan hỷ chấp nhận cho xuất gia làm đệ-tử. Một hôm, Tổ gọi Ngài bảo: Như-Lai đem đại pháp nhãn tạng trao cho Đại-Ca-Diếp, lần lượt trao truyền cho đến ta, nay ta trao lại cho ngươi. Hãy nghe kệ đây:

Tâm tự bổn lai tâm,
Bổn tâm phi hữu pháp.
Hữu pháp hữu bổn tâm,
Phi tâm phi bổn pháp.

Dịch :
Tâm tự tâm xưa nay,
Tâm này chẳng có pháp.
Có pháp có tâm này,
Chẳng có tâm, chẳng có pháp này.
binh
28-06-2009, 12:52 AM
TỔ DI GIÁ CA (6)

Tổi Di Giá Ca là vị tổ thứ sáu Ấn Độ. Ngài người nước Trung Ấn, Sau khi đắc Pháp, ngài chu du đến Thiên Trúc để truyền bá Chính Pháp. Một lấn, ngài gặp một ngường mang một cái bình đựng rượu, , ngài nói
- Cái bình đựng này sao mà trong sạch thế?
Người kia nói
- Ngài biết tôi chăng?
Ngài nói :
- Ta không biết, biết tức chẳng phải ta. Nguơi thử xưng danh tánh cho ta coi, ta sẽ nói cho nghe.
Người kia nói
- Tôi tên Bà Tu Mật. họ Phả La Đọa
Ngài nói :
Xưa kia thầy ta thường nói : Xua kia, khi đức Như Lai đi hóa độ ở Trung Ấn, ngài bảo với Tôn giả Anan rằng " Sau khi ta diệt độ ba trăm năm, nước này có một vị thánh nhân ra đời tên Bà Tu Mật, họ Phả La Đọa. Như thế là lời đức Thế Tôn thụ ký cho ông, ông hãy nên xuất gia đi.

Người kia liền đặt cái bình xuống, làm lễ ngài rồi xin xuất gia, mong ngài độ thoát cho. Ngài ưng thuận, làm lẽ thế phát và cho thọ giới cụ túc.

Ngài bảo
- Chính pháp nhãn tạng , nay ta giao phó cho ông, ông nên theo đó mà gìn giữ và nghe kệ sau :

Vô tâm vô khả đắc
Thuyết đắc bất danh đắc
Nhược liễu tâm phi tâm
Thủy liễu tâm tâm pháp.

Vô tâm không thể đắc.
Nói đắc không gọi đắc.
Nếu biết tâm chẳng phải tâm
là biết rõ tâm pháp.

Ngài nói kệ xong liền vào Sư-Tử Phấn Tấn Tam-Muội, hiện thân lên hư không rồi lại hiện xuóngtoaf ngồi mà thị tịch. Lửa tam muội tự đốt cháy nơi mình. Bốn chúng đệ tử thu Xá Lợi xây tháp cúng dàng.
binh
02-07-2009, 03:39 AM
7 - TỔ BÀ TU MẬT

Tổ Bà Tu Mật là tổ thứ bảy của Ấn Độ. Ngài người nước Bắc Thiên Trúc , họ Phả La Đọa. Ngài thường mặc “ Tịnh y “ đi giáo hóa khắp thôn xóm, làng mạc. Một hôm ngài gặp tổ Di Giá Ca tuyên đọc bài vãng chí của đức Như Lai. Ngài liền tự xét tiền duyên của mình, nên quyết chí cầu xin xuất gia, thụ giới cụ túc. Rôi ngài du hành khắp nước Ca Ma La để giáo hóa.
Một hôm ở ngay trước tòa giảng pháp của ngài có một trí giả tự xưng là Phật Đà Nan Đề rồi cùng ngài đàm luận về nghĩa lý. Ngài nói
- Nhân giả! Ông không hiểu nghĩa ấy, mà nghĩa ấy không thể đàm luận được. Nếu cứ bàn bạc mãi về nghĩa ấy thì rốt cuộc không phải là luận nghĩa.
Người kia biết ngài là bậc thắng nghĩa nên rất khâm phục, và liền đó cầu xin ngài tế độ cho để được nhờ pháp vị cam lộ. Ngài liền nhận lời và cho làm lễ thế phát, quy y thụ giới cụ túc.
Một hôm ngài bảo :
- Chính Pháp nhãn tạng của Như Lai nay tôi giao phó cho ông, ông nên giữ gìn.
Rồi ngài đọc bài kệ :

Tâm đồng hư không giới
Thị đẳng hư không pháp
Chứng đắc hư không thời
Vô thị, vô phi pháp.

Dịch
Tâm kia đồng với cõi hư không
Tất cả đều là pháp rỗng không
Pháp hư không mình đà chứng được
Thì thị, phi pháp đó cũng không.
(TT.Thích Tuệ Hải)

Nghĩa
Tâm như hư không
Pháp không cũng vậy
Chứng đắc pháp không thì
Chẳng có pháp: phải hay chẳng phải .

Ngài nói kệ đó rồi liền vào chính định tam muội. Thị hiện ra tướng Niết Bàn. Tất cả đại chúng liền xây dựng tháp bằng bảy báu ở ngay nơi ngài ngồi , phủ kín toàn thân xá lợi của ngài.
binh
07-07-2009, 02:59 AM
8 - TỔ PHẬT ĐÀ NAN ĐỀ

Tổ Phật Đà Nan Đề là vị tổ thứ 8 của Ấn Độ. Ngài là người nước Ca Ma La , dòng họ Cồ Đàm (Gautama). Trên đỉnh đầu ngài có nhục kế. Ngài là người bặt thiệp, biện tài vô ngại. Khi gặp tổ Bà Tu Mật thì ngài dốc chí cầu xin đi xuất gia, thụ giới cụ túc. Về sau ngài đi du hành hóa đạo ở nước Đề Già . Trong thành này có một người trưởng giả ra chào, hỏi ngài rằng
- Ngài có cần dùng điều gì không?
Ngài trả lời :
- Tôi chỉ cần tìm một người thị giả thôi.
Trưởng giả thưa :
- Tôi có một người con tên Phục Đà Mật Đa, năm nay 50 tuổi mà miệng chưa từng nói một câu, chân chưa từng đi một bước.
Ngài nói :
- Cứ như lời ông vừa nói thì người đó là đệ tử của ta vậy.
Khi đó ông Phật Đà Mật Đế được nghe ngài nói như vậy , liền bước đi bảy bước. Ông trưởng giả thấy thế liền cho đi xuất gia ,thụ giới cụ túc.

Ngài nói :
- Chính Pháp Nhãn Tạng của đức Như Lai , nay ta giao phó cho ngươi, hãy nghe kệ đây:

Hư không vô nội, ngoại.
Tâm pháp diệt như thử.
Nhược liễu hư không cố
Thị đạt chân như lý.

Dịch
Hư không không có trong, ngoài
Tâm pháp cũng như vậy
Nếu hiểu được hư không như thế
Là đạt được lý của Chân Như.

Đại ý bài kệ nói rằng : Hư không kia vốn không có trong ngoài, vì chỗ nào nó cũng là trong và chỗ nào nó cũng là ngoài. Nếu hiểu được tâm và pháp cũng như thế thì đạt được lý của hư không , tức là đạt đến chỗ Chân Như thực tế lý địa. (TT.Tuệ Hải)

Ngài nói kệ xong liền hiện thần thông biến hóa, Rồi lui về bản vị, nghiễm nhiên thị tịch.. Đệ tử và đồ chúng của ngài cùng nhau xây bảo tháp để bảo vệ toàn thân xá lợi của ngài.
binh
11-07-2009, 12:47 AM
9 – TỔ PHỤC ĐÀ MẬT ĐA

Tổ Phục Đà Mật Đa là vị tổ thứ 9 của Ấn Độ. Ngài người nước Đề Già thuộc dòng họ Tỳ Xá La, được ngài Phật Đà Nam Đề phó chúc. Về sau ngài đi đến xứ Trung Ấn để du hành, hóa đạo. Bấy giờ có ông trưởng giả tên là Hương Cái dắt con lại vái chào Tôn Giả và thưa rằng :
- Thưa Tôn Giả, cháu đây ở trong thai 60 năm nên gọi là Nan Sinh, và một hôm gặp một vị tiên bảo rằng “ Đứa bé này không phải người phàm thường, mà sẽ giữ gìn Pháp Bảo “. Nay con được gặp Tôn Giả, Kính mong Tôn Giả cho cháu được thế phát quy y , xuất gia tu đạo.
Khi làm lễ yết ma thụ giới xong thì hào quang chiếu sáng khắp cả tòa ngồi, cảm ứng được 21 hạt ngọc xá lợi hiện ra ở trước mặt. Vafveef sau càng thêm tinh tiến.
Một hôm ngài bảo :
- Chính pháp nhãn tạng của đức Như-Lai nay ta phó chúc cho ông, ông nên giữ gìn lấy.
Rồi ngài đọc bài kệ:

Chân Lý bản vô danh
Nhân danh hiển chân lý
Thụ đắc chân thực pháp
Phi chân diệt phi ngụy

Dịch
Chân lý vốn không tên gọi (danh)
Nhờ tên để hiển chân lý
Thụ được pháp chân thực
Không thật cũng không giả.

Đại ý bài kệ nói : Chân lý xưa nay vốn không có tên, nhưng nhờ cái giả danh ấy mà chân lý được sáng tỏ. Khi đã nhận ra được pháp chân thực đó rồi, thì liền biết nó không phải thật, không phải giả. (TT.Tuệ Hải)

Ngài nói kệ xong liền vào Diệt Tân Tam Muội mà vào Niết Bàn. Tất cả bốn chúng đệ tử đều lấy dầu thơm chiên đàn mà làm lễ trà tỳ, rồi thu thập xá lợi , đem xây tháp ở chùa Na-Lan-Đà
binh
15-07-2009, 12:15 AM
10 – TỔ HIẾP TÔN GIẢ

Tổ Hiếp Tôn Giả là vị tổ thứ mười Ấn Độ. Ngài nguowig nước Trung Ấn . Khi ngài đản sinh, thân phụ ngài nằm chiêm bao thấy một con bạch tượng , trên lưng nó co một tòa ngồi bằng ngọc báu , từ ngoài cửa đi vào, hào quang chiếu sáng khắp cả bốn phương. Khi bừng tỉnh giấc thì đản sinh ngài.
Sau ngài gặp tôn giả Phục Đà và được làm thị giả. Từ khi làm thị giả Ngài chưa từng đặt mình xuống chiếu ngủ, nghỉ bao giờ. Vì vậy mới gọi ngài là Hiếp Tôn Giả.
Ngài đến nước Hoa Thị. Một hôm ngồi nghỉ dưới gốc cây bảo chúng nhân rằng
- Địa phương này rồi đây sẽ biến thành hoàng kim và sẽ có thánh nhân nhập hội.
Ngài nói vừa xong thì ngay khi ấy đất liền biến thành sắc vàng ròng.
Bấy giờ ông Phú-Na Dạ-Sa đứng ở trước ngài nghe pháp. Tôn giả biết ý người đó như thế liền độ cho đi xuất gia thụ giới cụ túc. Rồi ngài bảo rằng :
- Chánh Pháp Nhãn Tạng của đức Như Lai nay tôi giao phó cho ông. Ông nên giữ lấy và nghe kệ sau:

Chân thể tự nhiên chân
Nhân chân thuyết hữu lý
Lãnh đắc chân chân pháp
Vô hành diệt vô chỉ

Dịch
Thể chân vốn tự nhiên chân
Nhân chân nói có lý chân nhiệm màu
Lãnh hội được pháp chân thực
Không làm cũng không nghỉ.
(TT.Tuệ Hải)

Ngài nói kệ xong liền hiện thần thông biến tướng mà vào Niết Bàn rồi hóa thành lửa tam muội tự đốt cháy mình. Bốn chúng đệ tử lấy vạt áo đựng xá lợi , rồi tùy theo từng địa điểm mà xây tháp cúng dường.
binh
19-07-2009, 12:40 AM
11 - TỔ PHÚ NA DẠ SA

Tổ Phú Na Dạ Sa là vị tổ thứ 11 người Ấn Độ . Ngài người nước Hoa Thị, thuộc dòng dõi Cồ Đàm (Gautama ) Thân phụ ngài là bảo Thân. Ngài đắc pháp với Tổ Hiếp Tôn Giả. Về sau ngài đi đến các nước Ba La Nại thì gặp ngài Mã Minh đại sỹ tìm đến làm lễ hỏi rằng :
- Bạch ngài , tôi muốn biết Phật là thế nào ?
- Ông muốn biết Phật thì không phải là biết.
- Phật đã không biết, làm sao lại biết là phải được ư ?
- Đã không biết là Phật , làm sao lại biết là không phải, tức đó là chỗ thừa đương vậy
Ngài Mã Minh bỗng nhiên tỉnh ngộ, liền cầu xin thế phát qui y , và xin xuất gia, thụ giới cụ túc.
Tổ dùng tâm tông mật truyền, trao cho và nói :
- Tạng đại pháp nhãn của đức Như Lai xưa kia, nay phó thác cho ông để kế tiếp tôi mà truyền bá chính pháp.
Và ngài nói kệ rằng :

Mê ngộ như ẩn hiện
Minh ám bất tương ly
Kim phó ẩn, hiển pháp
Phi nhất diệt phi nhị

Dịch
Ngộ, mê, ẩn, hiển in tuồng
Tối tăm sáng tỏ chẳng thường gần nhau
Nay trao ẩn, hiển pháp màu
Một còn chẳng phải, hai đâu được nào
(TT.Tuệ Hải)
Nghĩa
Ngộ, mê như ẩn, như hiện
Sáng suốt và hôn ám chẳng lìa nhau
Nay trao pháp “ần -hiển”
Chẳng phải một cũng chẳng phải hai.

Đại ý bài kệ nói : Mê với ngộ cũng như ẩn với hiển, vì trong ngộ có mê, trong mê có ngộ, nó vẫn thường ẩn hiển, chỉ trừ khi nào đã ngộ hoàn toàn . Cũng ví như trong tối có sáng, trong sáng có tối. Khi nào tối hết thì sáng cũng không còn tên gọi. Ngộ được pháp này thì nó không hẳn là một cũng không hẳn là hai.

Tôn giả nói kệ phó pháp rồi, liền hiện hình, biến tướng , lặng lẽ vào viên tịch . Đồ chúng, đệ tử cùng nhau xây bảo tháp bảo vệ toàn thân xá lợi của ngài.
binh
23-07-2009, 12:11 AM
12 - TỔ MÃ MINH

Tổ Mã Minh là vị tổ thứ 12 người Ấn. Ngài người nước Ba La Nại đắc pháp với tôn giả Phú Sa Dạ Na. Ngài du hành đến nước Hoa Thị, chuyển bánh xe pháp, thì bỗng nhiên có ma-ba-tuần cố ý lại so tài, đua sức với ngài, nhưng ngài trừ phục được ngay. Ma-ba-tuần hiện ra loài kim long lớn rồi dương uy làm chấn động mọi nơi, nhưng ngài vẫn nghiễm nhiên an tọa. Ma-ba-tuần liền hiện nguyên hình đến làm lễ ngài. Ngài hỏi
- Ngươi là người thế nào ?
- Tôi là Ca-tỳ-la-ma
- Ngươi có những thần thông biến hóa gì ?
- Tôi có thể hóa bể lớn thành ra khe nhỏ.
- Ngươi có thể hóa được tính chân như của bể chăng ?
- Tôi chưa từng biết điều đó.
- Hết thảy sơn hà, đại địa đều phải nhờ vào đấy mà kiến lập ra cả.
Ma liền tỉnh ngộ, cầu xin ngài cho xuất gia, thụ giới cụ túc.
Ngài nói :
- Chính pháp của đức Như Lai xưa kia, nay ta sẽ giao phó cho ngươi. Nghe kệ sau đây:

Ẩn, hiển tức bản pháp.
Minh, ám nguyên bất nhị,
Kim phó ngộ liễu pháp,
Phi thủ diệt phi ly.

Dịch
Pháp ẩn, hiển tức là sẵn có,
Cái tỏ, mờ nguyên nó không hai
Nay trao ngộ liễu pháp này,
Cũng không chấp hẳn há hay bỏ lìa.
(TT.Thích Tuệ Hải)
Nghĩa
Pháp này vốn ẩn, hiển
Sáng, tối vốn không hai
Nay trao pháp liễu ngộ này
Không giữ cũng không bỏ.

Ngài nói kệ phó pháp xong liền vào phấn tấn tam muội, tự nhiên trong không trung hiện ra tướng vành tròn như mặt trời, rồi khoan thai vào viên tịch. Các đệ tử và đồ chúng rước chân thân của ngài vào trong bảo khám tôn thờ.
binh
26-07-2009, 11:45 PM
13 – TỔ CA-TỲ MA-LA

Tổ Ca-Tỳ Ma-La là vị tổ thứ 13 của Ấn Độ. Ngài người nước Hoa Thị , lúc ban sơ ngài theo học phép ngoại đạo và có ba nghìn đồ chúng. Ngài là người thông hiểu các bộ luật khác. Về sau gặp tổ Mã Minh và được tổ trao truyền chính pháp. Ngài đi hóa đạo ở các nước Tây Ấn Độ.

Một hôm giữa đường ngài gặp một con trăn rất lớn, nó liền đi đến lượn vòng quanh nơi mình ngài. Ngài thấy thế liền phát nguyện thụ tam qui cho nó. Khi con trăn được nghe phép tam qui rồi thì liền bò đi ngay. Sau đó nó hiện nguyên hình thành một ông già, đến chắp tay, ân cần sám hối ,lễ tạ ngài. Ngài hỏi
- Ông là người nào ?
- Thưa , tôi xưa kia là một tỳ kheo, mỗi khi có người đến học hỏi thì tôi lại khởi ra tâm giận dữ, nên sau khi mất đi phải đọa làm thân con trăn này. Nay nhờ ơn đức của tôn giả , tôi được nghe giới pháp , vậy nên tôi tới đây lễ tạ ngài.

Sau tôn giả thấy ngài Long Thụ có chí nguyện cầu xin xuất gia, nên tôn giả liền độ thoát cho, và thụ giới cụ túc cho cả năm trăm long chúng của ngài Long Thụ .

Một hôm tôn giả bảo ngài Long Thụ rằng :
- Tạng Đại Pháp Nhãn của đức Như Lai nay tôi đem phó thác cho ông, ông nên tuân theo, giữ gìn lấy, và nghe kệ sau đây.

Phi ẩn, phi hiển pháp,
Thuyết thị chân thật tế
Ngộ thử ẩn, hiển pháp
Phi ngu diệt phi trí

Dịch
Pháp kia không phải tỏ, mờ
Thuyết chân thật tế như như in tuồng
Ngộ ẩn hiển pháp vô thường
Trí cũng chẳng phải, ngu dường cũng không
(TT. Tuệ Hải)

Nghĩa
Pháp này chẳng ẩn cũng chẳng hiện
Nói lên cái chân thật, vi tế.
Ngộ được pháp ẩn, hiển này
Không phải ngu, không phải trí
( Dường như trí, dường như ngu )

Ngài nói kệ và phó chúc pháp xong liền hiện thần, biến tướng, rồi hóa ra lửa cháy để tự thiêu đốt mình. Ngài Long Thụ cùng các đệ tử thu thập lấy ngọc xá lợi năm sắc , xây tháp phủ kín lên trên để thờ.
binh
31-07-2009, 12:13 AM
14 – TỔ LONG THỤ TÔN GIẢ

Tổ Long Thụ Tôn Giả là vị tổ thứ 14 Ấn Độ. Ngài người nước Tây Thiên Trúc, được tổ Ca Tỳ Ma La truyền trao chính pháp. Về sau ngài du hành sang xứ nam Ấn Độ hóa đạo, được người nước đó tôn thờ là bậc Thượng Tọa.
Ngài thường hiện ra hình tướng đẹp đẽ như mặt trăng tròn đầy. Trong hàng đệ tử cuả ngài có một người tên là Ca-Na Đề-Bà nói rằng “ Tôn giả hiện ra thể tính tướng của Phật để chỉ bảo cho chúng con “ Người kia nói dứt lời thì vành tròn liền ẩn ngay về nơi tòa ngồi cũ mà diễn nói chính pháp.
Những người được nghe giáo pháp như bừng tỉnh ngộ, liền chứng được pháp vô sanh, và cùng nhau đều nguyện xin xuất gia cầu đạo giải thoát.
Tôn giả liền vì những người này mà làm lễ cho qui y, thụ giới cụ túc . Ngài bảo đệ tử đầu hàng là Ca-Na Đề-Bà rằng “ Tạng Đại Pháp Nhãn của đức Như Lai nay tôi giao phó cho ông, vè nghe kệ sau “

Vị minh ẩn, hiển pháp
Phương thuyết giải thoát lý
Ư pháp, tâm cầu chứng
Vô thận diệt vô hỷ .

Dịch
Pháp ẩn, hiển muốn cho sáng tỏ
Giải thoát kia nói rõ lý màu
Với pháp tâm chẳng chứng, cầu
Cũng không thận trọng, không cầu mừng vui.

Đại ý bài kệ nói: Vì muốn cho pháp ẩn, hiển được tỏ rõ, cho nên mới nói rõ về lý giải thoát. Còn đối với pháp thì tâm không còn có chỗ để chứng. Vì vây không chấp giữ (thận trọng) cũng không vui mừng.
(TT.Thích Tuệ Hải)

Ngài nói kệ phó pháp xong liền vào Nguyệt Luân tam muội và hiện thần, biến tướng khắp nơi rồi lại trở về chỗ cũ , lặng lẽ ngồi thiền mà vào thị tịch. Bốn chúng đệ tử liền đem xá lợi xây bảo thấp kỷ niệm (Năm thứ 25 thời Tần Thủy Hoàng, năm kỷ sửu)
binh
07-08-2009, 01:30 AM
15 – TỔ CA-NA ĐỀ-BÀ

Tổ Ca-Na Đề-Bà là vị tổ thứ 15 của Ấn Độ. Ngài người nước Nam Thiên Trúc , dòng họ Tỳ Xá La. Thoạt tiên ngài yết kiến đại sĩ Long Thụ . Khi ấy tổ Long Thụ hóa hiện ra tướng Nguyệt Luân (tròn đẹp như mặt trăng) rồi thuyết pháp ở trên tòa. /chỉ nghe thấy tiếng mà không thấy người.
Sau khi tôn giả đắc pháp, ngài đi đến nước Ca Tỳ La thì có một người con ông trưởng giả tên là La-Hầu La-Đa chí ý muốn cầu xin xuất gia. Ngài ưng thuận nhận cho, và làm lễ thế phát, qui y, thọ giới cụ túc. Rồi cho làm thị giả.
Ở trong đại chúng, có ai nêu ra những câu hỏi thắc mắc , khó khăn, ngài đều dùng biện tài vô ngại giải quyết và phân tích rõ ràng. Vì thế ai nấy đều xin qui y ngài.
Một hôm ngài gọi đệ tử hàng đầu là La-Hầu La-Đa mà phó chúc rằng :
- Chánh pháp nhãn tạng của đức Như Lai nay tôi giao phó cho ông. Ông nên thụ trì lấy và nghe kệ tôi đây.

Bản đối truyền pháp nhân
Vị thuyết giải thoát lý
Ư pháp thực vô chứng
Vô chung diệt vô thủy.

Dịch
Ta đối với người truyền tâm pháp
Nói rõ ràng giải thoát lý sâu
Pháp kia nào thực chứng đâu
Cũng không sau trước, không đầu, không đuôi.
(TT.Tuệ Hải)
Nghĩa
Ta đối với người được truyền pháp
Chẳng nói lý giải thoát
Vì pháp thực không có chứng đắc
Không khởi đầu cũng không kết thúc.

Đại ý bài kệ nói : Sở dĩ phải nói ra lý giải thoát là đối với người truyền pháp mà nói. Một khi đã hiểu rồi thì pháp không có chỗ nào là chỗ chứng cả. Vì thế nói : Đối với pháp không thực chứng là vì nó không có chỗ ban đầu, cũng không có chỗ cuối cùng. (TT.Tuệ Hải )

Tôn giả nói kệ xong liền vào Phấn Định Thân phóng ra hào quang sáng suốt mà trở về tịch diệt. Các đệ tử, học chúng cùng nhau xây dựng bảo tháp cúng dàng. ( Năm thứ 19 đời Hán Văn Đế, năm Canh Thìn)
binh
11-08-2009, 12:38 AM
16 -TỔ LA HẦU LA ĐA

Tổ La Hầu La Đa là vị tổ thứ 16 của Ấn Độ. Ngài người nước Ca Tỳ La. Ngài thường đi du hành giáo hóa ở thành Thất La Phiệt (Thành Xá Vệ). Trong thành này có một con sông nước lóng lánh vàng và hương vị rất thơm ngon. Lại có một người tên là Tăng-Già Nan-Đề ngồi thuyền định ở ngay trên tòa gần đó.
Tôn giả liền hỏi người ấy rằng
- Thân ông có định ? và tâm ông có định chăng?
Người kia đáp :
- Thân và tâm tôi đều định cả.
- Thân và tâm đều định sao lại có ra, vào ?
- Tuy có sự ra vào nhưng không trái với định tướng. Ví như vàng ở dưới giếng thì thể của vàng vẫn hoàn toàn là lặng lẽ.
- Nếu vàng ở dưới giếng hay vàng ra khỏi giếng, vàng kia vẫn không có động tịnh, làm gì có sự vật ra vào ?
- Nếu nói rằng vàng không động tịnh thì vật gì ra vào? Còn nếu cho rằng là ra vào thì vàng kia không phải là động tịnh.
- Nếu nghĩa như thế tất sẽ bị lệch lạc.
- Nghĩa kia không thành thì nghĩa nào mới là thành ?
- Nghĩa ta mới là thành.
- Nghĩa ta tuy thành, nhưng pháp không phải là ta vậy.
- Nghĩa ta đã thành rồi thì ta không phải là ta nữa.
- Ta không phải là ta thì nó thành ra nghĩa gì ?
- Vì ta không phải là ta ấy, thì nó thành ra nghĩa của ông.
- Bậc thánh nào là thầy của ngài mà ngài được phép vô ngã như thế ?
- Thầy tôi là ngài Ca-Na Đề-Bà đã chứng được phép vô ngã đó.
- Qui y đại sư Đề-Bà mà được phát xuất ra việc phán quyết ấy. Vì nhân giả là bậc vô ngã , nay tôi muốn nhân giả là bậc đạo sư của tôi, vậy xin nhân giả độ thoát cho.
- Tâm ông đã được tự tại , không còn bị cái tà chi phối nữa.

Và Tôn Giả bảo ông Tăng-Già Nan-Đề rằng
- Nay tôi giao phó chính pháp nhãn tạng cho ông ông nên vâng theo, giữ gìn lấy, và nghe kệ tôi đây.

Ư pháp thực vô chứng
Bất thủ diệt bất ly
Pháp phi hữu, vô tướng
Nội, ngoại vân hà khởi ?

Dịch
Pháp kia thực chứng được nào ?
Không cố chấp lấy làm cho lìa ?
Tướng hữu, vô pháp kia lặng lẽ
Trong và ngoài êm nhẹ như như

Đại ý bài kệ nói : Pháp kia không có chỗ nào là thực chứng cả. Bở vậy không phải chấp lấy cũng không phải xa lìa. Vì pháp đó không phải là có tướng hữu, vô thì trong và ngoài còn khởi chỗ nào nữa. ( TT.Thích Tuệ Hải )

Nghĩa :
Pháp kia thực không chứng
Chẳng giữ cũng chẳng bỏ
Pháp không tướng hữu, vô
Trong, ngoài làm sao khởi?

Pháp đó không có tướng hữu, vô nên làm sao có thể phân biệt trong, ngoài.

Tôn Giả nói kệ phó pháp xong, ngài liền an tọa mà vào cõi viên tịch . Đệ tử, tứ chúng liền xây bảo tháp cúng dàng. Năm đó là năm Mậu Thìn thời Hán Vũ Đế.
binh
15-08-2009, 01:16 AM
17 – TỔ TĂNG GIÀ NAN ĐỀ

Tổ Tăng Già Nan Đề là vị tổ thứ 17 của Ấn Độ. Ngài là người thành Thất La Phiệt , con vua Bảo Thắng Nghiêm. Khi mới sơ sinh ngài đã hay nói năng, và thường tán thán Phật sự. Khi lên 7 tuổi, ngài xin cha mẹ cho xuất gia. Ngài thờ ngài Thuyền Lợi Đa làm thầy. Sau này, khi ngài được thụ ký, đắc pháp rồi, ngài du hành đến nước Ma Đề để hóa đạo cho nhân gian.
Một hôm có một người đồng tử cầm cái gương đứng ở trước mặt Tôn giả. Ngài hỏi :
- Ngươi lên mấy tuổi ?
- Tôi một trăm tuổi.
- Ngươi nói một trăm tuổi sao còn trẻ thế?
- Tôi không hiểu lý do tại sao chứ đúng tôi một trăm tuổi thật.
- Ngươi có cơ duyên gì khéo léo chăng ?
- Đức Phật dạy con người sống trăm tuổi, nhưng tôi không hiểu cơ duyên nhà Phật, mà không phải chỉ sống một ngày mà đã quyết định xong được.

Cha mẹ người kia nghe thấy con nói như thế liền ưng thuận cho đi xuất gia. Ngài liền dắt về chỗ ở và cho thụ giới cụ túc.

Một hôm gió thổi mạnh, nên nghe tiếng lệnh kêu (chuông gió ). Đồng tử mới hỏi ngài :
- Bạch ngài , tiếng lệnh kêu hay là tiếng gió thổi đó ư ?
- Không phải gió thổi cũng không phải lệnh kêu, mà ở tâm ngươi kêu vậy.
- Thưa tâm là gì ?
- Nó là cái trống không lặng lẽ .
Ngài lại bảo :
- Hay lắm ! quí hóa lắm ! nới dõi được đạo ta chỉ có mình ông là nguòi xứng đáng mà không ai có thể thay thế ông được.
Ngài nói kệ phó pháp rằng :

Tâm địa bản vô sinh
Nhân địa tòng duyên khởi
Duyên chủng bất tương phương
Hoa quả diệt phục nhĩ

Dịch
Tâm địa vốn nó không sinh
Nhân nơi đất đủ duyên lành phát ra
Duyên đầy đủ cây đà tươi tốt
Hoa quả này ngày một lớn thêm .

Đại ý bài kệ nói : Lòng đất vốn không sinh. Sở dĩ nó sinh là nhờ có sự tương liên, tương quan mật thiết của duyên. Một khi đã đầy đủ mọi duyên lành thì sự đâm chồi nẩy lộc có phương ngại gì ? Đã không bị trở ngài thì sự khai hoa, kết quả ngày càng tươi tôt.
(TT.Tuệ Hải)
Nghĩa
Bản tâm vốn vô sinh
Vì duyên nên mới khởi
Duyên và chủng tử không tương quan
Hoa và quả cũng như vậy.

Ngài trao chính pháp rồi, tay hữu vịn cành cây mà hóa. Các đệ tử bàn với nhau đem xá lợi ngài về nơi cao ráo để xây tháp. Nhưng mọi người không thể di chuyển nổi nên đành phải xây tháp ngay dưới gốc cây. Năm đó là năm Đinh Mùi đời vua Chiêu Đế nhà Tiền Hán.
binh
19-08-2009, 02:15 AM
18 – TỔ GIÀ-GIA ĐA-XÁ

Tổ Già-Gia Đa-Xá là vị tổ thứ 18 của Ấn Độ . Ngài người nước Ma Đề , giòng họ Uất Đầu Lam (Tàu dịch là Cực Hỷ) Thân Phụ ngài là Thiên Cái, thân mẫu là Phương Thánh thường nắm mộng thấy một vị đại thần cầm gương soi, nhân đó mà có thai ngài. Bảy ngày thì đản sinh. Cơ thể ngài sáng lấp lánh như ngọc lưu ly, chưa từng tắm rửa mà vẫn sạch sẽ, tự nhiên hương thơm ngào ngạt.
Ngay khi ấy ngài cầm gương đi ra ngoài thì gặp Tổ Nan-Đề Tông Giả. Khi ngài được truyền trao giáo pháp rồi, ngài đi đến nước Nguyệt Thị, thấy có một căn nhà của người Bà-La-Môn có vẻ khác thường. Ngài liền đi ngay vào trong nhà. Người chủ nhà tên là Cưu Ma La Đa hỏi ngài
- Ông là người nào ?
- Tôi là đệ tử Phật.
Người kia nghe thấy thế liền đóng cửa lại . Tôn Giả lấy tay gõ cửa. Người Bà La-Môn nói
- Nhà này không có người.
- Không có người vậy ai trả lời ?
Người Bà-La-Môn nghe thấy thế biết rằng không phải người thường, liền mở cửa ra nghinh tiếp Tôn Giả. Tôn Giả nói :
- Ngày trước Thế Tôn có thụ ký rằng “ Sau khi ta diệt độ một nghìn năm, có bậc Đại Sĩ xuất hiện ở nước Nguyệt Thị để nối pháp, truyền bá đạo màu” . Nay tôi gặp ông là ứng hợp với cơ duyên tốt đó.
Ông Cưu Ma La Đa nghe nói thế rồi liền phát sinh trí túc mệnh (biết đời trước), xin xuất gia. Ngài thụ giới cụ túc cho rồi liền truyền trao Pháp, nói kệ rằng :

Hữu chủng, hữu tâm địa
Nhân duyên đương phát manh
Ư duyên bất tương ngại
Đương sinh, sinh bất sinh.

Dịch
Có tâm địa, có trồng nhân tốt
Đủ duyên lành, mầm đọt nẩy chồi
Mọi duyên in hợp nhau rồi
Quả kia sinh nở, đời đời bất sinh

Đại ý bài kệ nói: Có hạt giống, có đất đai nhưng phải nhờ có mọi duyên lành đầy đủ thì hạt giống kia mới nẩy nở được. Đối với mọi duyên không ngăn ngại thì quyết định sẽ phát sinh quả vô sinh. Nghĩa là người tu hành được đầy đủ mọi duyên và không bị chướng ngại thì quyết định chứng quả vô sinh. (TT.Tuệ Hải)

Ngài trao truyền chính pháp xong, liền hiện thân lên không trung và biến hóa thành mười tám loại thần tượng. Lại dùng lửa Hỏa quang tam muội tự thiêu đốt mình. Các đệ tử thu lấy xá lợi , tôn trí vào bảo tháp để cúng dàng. Năm đó là năm Mậu Thân thứ 20 đời vua Thành Để, Tiền Hán.
binh
23-08-2009, 07:34 AM
19 – Tổ CƯU-MA LA-ĐA

Tổ Cưu Ma La Đa là vị tổ thứ 19 Ấn Độ. Ngài người nước Đại Nguyệt Thị, là con dòng họ Bà-La-Môn. Về đời quá khứ, ngài là người cõi trời Tự Tại. Vì khi ngài trông thấy Bồ-Tát Anh-Lạc bỗng nhiên khởi ra tâm kính mến. Vì vậy được sinh về cõi trời Đao Lợi. Ở đây, nhân khi được nghe ông Kiều Thi Ca (vua Đế Thích) giảng kinh Bát –Nhã , vì kinh này thù thắng hơn cả, nên được sinh về cõi Phạm Thiên. Ngài lại nói những pháp yếu , vì vậy chư thiên cõi đó suy tôn ngài là bậc Đạo Sư.
Vì thời cơ đã đến, phải xuống trần để kế dăng Phật Tổ, nên ngài liền giáng sinh vào nước Nguyệt Thị. Sau này, khi ngài du hành ở nước trung Thiên Trúc , có đạo sỹ tên là Xà Dạ Đa hỏi ngài rằng :
- Cha mẹ tôi rất tin kính ngôi Tam Bảo, lại hay bị đau ốm, bệnh hoạn luôn luôn. Còn ở gần nhà tôi có những người Chiên – Đà – La (hàng thịt) thân thể họ thường mạnh khỏe mãi mãi. Vậy những người kia họ được nhờ những may mắn gì ? còn nhà tôi thì bị những tội trạng gì ? Xin ngài chỉ giáo cho.
Ngài bảo :
- Sao ông còn nghi ngờ những điều đó được ư ? Sở dĩ những sự báo ứng của thiện và ác, nó chia làm nhiều thời kỳ. Phàm những việc mà con người thường thấy đó, thì những người hiền lành lại hay bị chết yểu, người bạo ngược lại được sống lâu. Sự việc cát, hung nó cứ trái ngược nhau như vậy đấy. Nếu cứ cho rằng tội, phúc nhân quả là hư ảo, nhưng nó vẫn luôn theo nhau như bóng với hình cho đến muôn đời, không bao giờ dứt đứt.
Ông Dạ Đa được nghe ngài chỉ giáo như thế, bỗng nhiên bừng tỉnh ngộ, hết cả mọi nghi ngờ. Tôn giả bảo :
- Ông là người tin kính ngôi Tam Bảo mà chư rõ nghiệp lực. Nghiệp lực kia do chỗ nghi ngờ sinh ra. Còn thức thì y vào chỗ bất giác, bất giác lại y vào tâm mà phát sinh. Tâm kia vốn thanh tịnh, lặng lẽ, sáng suốt tỏ rõ. Nếu ông được vào trong pháp môn này thì bản thể đồng với chư Phật. Thiện và ác đều là mộng ảo cả.
Ông Dạ Đa tuệ căn kiếp xưa liền được phát khởi, rồi khẩn khoản cầu xin ngài cho xuất gia, thụ giới cụ túc. Một hôm Tôn Giả nói :
- Tôi đã đén giờ vào Niết Bàn. Chính pháp nhãn tạng nay tôi giao phó cho ông, ông nên thụ trì lấy và nghe tôi nói kệ sau :

Tính thượng bản vô sinh
Vị đối nhân cầu pháp
Ư pháp ký vô đắc
Hà hoài quyết, bất quyết.

Dịch
Tính kia trên dưới không sinh
Vì người cầu pháp thuyết minh lý mầu
Pháp đã không được, không cầu
Quyết cùng chẳng quyết lòng đâu ngại ngùng.

Đại ý bài kệ nói: Cái tính tối thượng vốn nó không sinh, không diệt, còn cái sinh diết kia chỉ là giả danh mà thôi. Còn đối với người cầu pháp, pháp kia đã không có chỗ chứng đắc , thì làm gì còn phải đem lòng quyết hay không quyết nữa (TT.Tuệ Hải)
Nghĩa
Tính kia vốn vô sinh
Chẳng cần đối nhân cầu pháp
Pháp, đã nói là không thể đắc
Chẳng cần phải hoài nghi.

Ngài nói xong liền đi lên tòa ngồi, lấy móng tay gạch lên mặt, thì bỗng nhiên , như đóa sen hồng nở, phóng hào quang chiếu sáng khắp cả tứ chúng , rồi ngài lặng lẽ vào Niết Bàn.
Ngài Xà Dạ Đa cùng các đệ tử kiến lập bảo tháp cúng dàng. Năm đó là năm Nhâm Ngọ, niên hiệu vua Tân Thất.
binh
27-08-2009, 01:44 AM
20 – TỔ XÀ-DẠ-ĐA

Tổ Xà-Dạ-Đa là vị tổ thứ 20 của Ấn Độ. Ngài là người nước Bắc Thiên Trúc, và lại là người có trí tuệ thông minh, học vấn uyên bác, hóa đạo rộng rãi bao la. Ngài đi đến thành La Phiệt mở hội diễn giảng về tôn giáo. Trong những học chúng, đệ tử của ngài có ông Bà-Tu Bàn-Đầu là người biện luận rất giỏi. Ông Bàn Đầu hỏi ngài :
- Thưa nhân giả, dám hỏi nhân giả, bên trong ngài chứng được vô não chăng ?
Tổ bảo :
- Tôi nhớ về đời trước đây, tôi thường được sinh về nước yên vui. Nhưng khi tôi nghe thấy những lời nói tệ ác thì chỉ như gió thoảng, tiếng vang mà thôi. Huống chi ngày nay lại đã được uống nước pháp Vô Thượng Cam Lộ mà lại còn có sinh ra nhiệt não ư ?
- Như vậy thì kính xin bậc Đại Từ Bi vì con mà đem đạo mầu chỉ giáo cho.
- Ông là người đã trồng cây đức từ lâu, vì thế nên nay ông sẽ là người thừa kế tông môn của tôi. Ông hãy nghe tôi nói bài kệ sau đây.

Ngôn hạ hợp vô sinh
Đồng ư pháp giới tính
Nhược năng như thị giải
Thông đạt sự lý kính.

Dịch
Lời in hợp lý vô sinh
Thể đồng pháp giới tinh minh nhiệm mầu
Nếu hay hiểu được gót đầu,
Thấu triệt sự lý nghĩa sâu tỏ tường.

Đại ý bài kệ nói : Lời nói tuy vô tướng, vô hình mà nó in hợp với lý vô sinh. Vì nó là vô hình vô tướng nên nó hòa đồng với pháp giới tính. Một khi đã thấu triệt được lý đó rồi thì người đó thông đạt sự, lý không còn gì chướng ngại.
(TT.Tuệ Hải )
Nghĩa
Dưới lời hợp với vô sinh
Đồng với Pháp giới tính
Nếu hay giải thích (sự vật) như thế
Sẽ thông đạt sự , lý.

Tôn giả trao truyền chính pháp xong, ngài không rời khỏi tòa ngồi, thản nhiên vào viên tịch. Các đệ tử là lễ trà tỳ , thu thập xá lợi tôn trí vào một nơi, xây tháp cúng dàng. Năm đó thứ 17 đời vua Minh Đế, nhà Hậu Hán, năm Giáp Dần.
binh
31-08-2009, 12:25 AM
21 – TỔ BÀ-TU BÀN-ĐẦU

Tổ Bà-Tu Bàn-Đầu là vị tổ thứ 21 của Ấn Độ.Ngài là người thành La Phiệt, giòng họ Tỳ-Bà-Già Thân phị ngài là Quang Cái, thân mẫu là Nghiêm Nhất. Năm 15 tuổi ngài yết kiến vị La Hán tên là Quang Độ để cầu xin xuất gia. Ngài cảm được Bồ-Tát Tỳ-Bà-Ha thụ giới cụ túc cho.
Ngài đi đến nước Na-Đề để hành đạo. Vua nước ấy là Thường Tụ Tại hỏi ngài rằng :
- Phong độ thành La Phiệt cũng giống như thế này hay có chỗ nào khác chăng?
Ngài đáp :
- Ở thành kia có ba Đức Phật ra đời mà nay quốc vương có lại vị đại sư hóa đạo.
- Hai bậc đại sư hóa đạo ấy là ai?
- Đức Phật thụ ký rằng : Năm trăm năm thứ hai có một vị đại sĩ xuất gia để nối dõi Phật chủng. Vị đó là con thứ của nhà vua tên là Noa-Na
- Nếu thật đúng như lời Tôn Giả nói thì tôi sẽ cho người con đó xuất gia làm sa môn.
Tôn Giả nói :
- Nếu đại vương làm được như thế thì thật là quí hóa.
Và nhà vua đã theo đúng như lời Phật dạy, ưng thuận cho hoàng tử đi xuất gia. Tôn Giả bèn cho thụ giới cụ túc, cùng trao truyền tâm pháp. Rồi ngài nói kệ rằng:

Bào huyễn đồng vô ngại
Như hà bất liễu ngộ
Đạt pháp tại kỳ trung
Phi kim diệt phi cổ.

Dịch
Bọt bèo, dối trá ngại chi thay
Bởi tại sao không liễu ngộ ngay
Pháp pháp hiểu rồi trong đó cả
Chẳng xưa cũng chẳng phải là nay.

Đại ý bài kệ nói: Sự giả dối với cái rỗng không có khác chi đâu? Những sự việc như thế, tại sao ta không chịu liễu ngộ ? Nếu ta liễu ngộ mọi sự, mọi vât đều là huyễn ảo cả thì tất cả hiện tượng chỉ là giả danh mà thôi, không có cái gì xưa mà cũng không có cái gì là nay.
(HT Tuệ Hải)

Nghĩa :
Bào ảnh, huyễn hóa cũng chẳng ngại
Như thế mà sao không liễu ngộ ?
Trong cái giả dối đó mà đạt được pháp
Thì chẳng có xưa mà cũng chẳng có nay.

Ngài nói pháp xong liền hiện thân lên trên không trung cao nửa do tuần ,an trụ trong hư không. Bốn chúng chiêm ngưỡng rồi, kính thỉnh ngài về trở về ngồi nơi tòa cũ. Ngài ngồi xếp bằng mà thị tịch . lễ trà tỳ xong các đệ tử thu nhặt xá lợi xây tháp. Năm đó là năm Đinh Tỵ đời vua Thương Đế nhà Hậu Hán.
binh
04-09-2009, 12:27 AM
22 – TỔ MA-NOA-LA

Tổ Ma-Noa-La là vị tổ thứ 22 của Ấn Độ, Ngài là người nước Ma-Đề, con vua Thường-Tự-Tại .Năm 30 tuổi ngài gặp tôn giả Bà-Tu rồi cầu xin xuất gia, và được trao truyền chính pháp. Ngài chu du đến xứ Tây Ấn để hóa đạo cho nhân gian. Ngài gặp quốc vương tên Đắc Độ xin qui y theo Phật.

Một hôm ngài đang hành đạo ở nơi thường ngày thì bỗng hiện ra một ngôi tháp nhỏ, ngài muốn đem ngôi tháp này đi để cúng dường , nhưng hết thảy mọi người đều không thể mang nổi, và muốn hỏi rõ sự đó. Tôn giả vì nhà vua mà nói rõ nguyên nhân. Tháp này vốn của vua A Dục xây, sở dĩ ngày nay hiện ra là do phúc lực của nhà vua đã đến. Khi vua nghe xong liền bạch rằng :
- Bậc chí thánh thật là khó gặp, còn sự vui thú ở đời có được bao lâu. Vì vậy mà nhà vua truyền ngôi báu cho thái tử rồi theo Tôn Giả xuất gia, sau bảy ngày thì chứng được tứ quả.
Một hôm Tôn Giả nói :
- Ông hãy ở lại nước này, dùng phương tiện khéo, độ cho người. Còn ta đến nước Nguyệt Thị, ở đó có người tên là Hạc-Lặc-Na là bậc đại pháp khí.
Khi bấy giờ ngài Ma-Noa-La đến nước kia giảng nói cính pháp nhiệm màu để độ người. Một hôm ông Hạc-Nặc-Na bạch rằng
- Bạch Tôn Giả! Ngài có phương tiện gì để độ cho lũ chúng con ?
Ngài bảo :
- Tôi chỉ có “ Pháp Bảo Vô Thượng” nay đem giao phó cho ông, vậy ông hãy vâng giữ lấy và nghe kệ tôi đây:

Tâm tùy vạn cảnh chuyển
Chuyển xứ thật năng u
Tùy lưu nhận đắc tính
Vô hỷ diệt vô ưu.

Dịch
Tâm tùy muôn cảnh đổi thay
Chuyển nơi tăm tối ra ngay sáng ngời
Tùy dòng nhận tính chơi vơi
Như như tự tại không nơi vui buồn.

Đại ý bài kệ nói: Tâm kia tùy theo hoàn cảnh mà thay đổi, có thể chuyển từ chỗ tối tăm đến chỗ sáng suốt, chuyển mê thành ngộ. tức là tùy theo dòng mà nhận được chân tính. Bản lai chân tâm vẫn hồn nhiên như vậy thì làm gì có vui có buồn. (TT.Tuệ Hải)

Nghĩa
Tâm theo vạn cảnh chuyển
Chỗ chuyển thật thâm sâu
Theo dòng mà nhận tính
Không vui cũng không buồn.

Bấy giờ Hạc chúng được nghe bài kệ rồi cất tiếng kêu rồi bay đi. Tôn Giả liền ngồi kiết già mà hóa. Đại chúng cùng nhau xây dựng bảo tháp cúng dường
Ngài thị tịch năm Ất Tỵ, đời vua Hoan Đế nhà Hậu Hán.
binh
08-09-2009, 12:15 AM
23 – Tổ Hạc-Lặc-Na

Tổ Hạc-Lặc-Na là vị tổ thứ 23 của Ấn Độ. Ngài người nước Nguyệt Thị, thuộc dòng họ Bà-La-Môn. Thân phụ ngài là Thiện Thắng, thân mẫu là Kim Quang. Năm 22 tuổi ngài xuất gia, năm 30 tuổi thì gặp Tôn Giả Ma-Noa-La .
Sau khi được trao truyền “Chính Pháp Nhãn Tạng” ngài đi đến Trung Ấn để giáo hóa nhân gian. Một hôm ngài gặp ông Sư Tử hỏi ngài rằng
- Tôi muốn cầu đạo thì phải dùng tâm như thế nào ?
Ngài bảo:
- Không phải dùng tâm như thế nào cả.
- Đã không phải dùng tâm thì lấy gì mà làm Phật sự ?
- Nếu ông chấp tâm tức là không có công đức, còn nếu không làm thì tức đó là Phật sự.
Ông Sư Tử nghe ngài nói như thế rồi thì liền ngộ nhập được trí tuệ của Phật.
Một hôm Tôn Giả bảo
- Sau khi tôi diệt độ năm mươi năm, sẽ có tai nạn bất kỳ xẩy đến mà chính ông phải hứng chịu lấy, còn tôi thì sắp chết rồi. Vậy chính pháp này tôi giao phó cho ông, ông nên giữ gìn lấy và nghe bài kệ của tôi đây:

Nhận đắc tâm tính thời
Bất thuyết, bất tư nghị
Liễu liễu vô khả đắc
Đắc thời bất thuyết tri.

Dịch
Một khi đã nhận được tâm tính
Không nói năng cũng chẳng nghĩ bàn
Liễu ngộ rồi coi như chưa liễu
Chứng được rồi chẳng nói năng chi.

Đại ý bài kệ : Khi đã nhận rõ được chân tâm rồi thì không cần phải nói năng , nghĩ bàn gì nữa. Liếu đạt được đến chỗ vô khả đắc rồi thì cái được kia không cần nói là biết hay không biết. Tức là đã đến chỗ diệu dụng của nó vậy. (TT.Tuệ Hải)
Nghĩa
Khi đã nhận được tâm tánh
Chẳng nói, chẳng nghĩ bàn.
Hiểu được liễu ngộ không thể đắc
Đắc rồi chẳng nói điều mình biết.

Ông Sư Tử nghe ngài nói bài kệ đó rồi, vui mừng hớn hở khôn xiết, nhưng vẫn còn chưa hiểu tai nạn là gì. Tôn Giả hiểu được ý đó liền mật bảo cho rồi ngài vào cõi viên tịch. Các đệ tử làm hỏa đàn , cùng nhau phân chia xá lợi đưa về các nơi, xây tháp cúng dường. Tôn Giả ở trên không trung thấy thế , nói kệ rằng :

Nhất pháp nhất thiết pháp
Nhất thiết nhất pháp tiếp
Ngô thân phi hữu vô
Hà phân nhất thiết tháp ?

Dịch
Một là tất cả pháp màu
Tất cả là một có đâu pháp gì.
Thân này chẳng có, không chi
Cớ sao tháp phải phân chia ra nhiều.

Đại ý bài kệ : Pháp ở thế gian tuy nhiều vô số nhưng cung qui chỉ là một pháp thôi. Một pháp đó có thể hòa đồng với vạn vật, vũ trụ nối tiếp diễn biến cho nên nói một là tất cả, tất cả là một. Hiểu rốt ráo được như thế thì cái thân giả hợp của ta đây làm gì có cái hữu, cái vô nữa mà các ông cần gì phải phân chia ra nhiều tháp như vậy ? (TT.Tuệ Hải)
Nghĩa
Một pháp, hết thảy pháp
Hết thảy, một pháp theo
Thân ta chẳng có, không
Sao phải phân mọi tháp ?

Mọi người nghe trên không nói bài kệ đó rồi thì không quân phân nữa, cùng nhau đều đưa về đạo tràng ở đất Đà-Đô để kiến lập bảo tháp.
Ngài viên tịch năm thứ 20 đời vua Hiến Tông Nhà Hậu Hán, năm Kỷ Sửu
binh
10-09-2009, 12:37 AM
24 – TỔ SƯ TỬ TỲ KHƯU

Tổ Sư Tử Tỳ Khưu là vị tổ tứ 24 của Ấn Độ. Ngài người nước Trung Ấn, dòng họ Bà-La-Môn. Khi được chân truyền giáo pháp rồi, ngài đi hóa đạo ở nước Kế Tân. Một hôm ngài gặp người trưởng giả, dẫn con lại hỏi rằng :
- Bạch ngài, con tôi tên là Tư Đa, khi cháu mới sinh ra đến khi khôn lớn, bàn tay bên hữu vẫn nắm chặt lại, không chịu xòe ra. Không hiểu vì lý do gì. Kính xin ngài chỉ dạy cho về duyên do đời trước của cháu.
Tổ lại gần xem xong rồi cầm lấy tay nói :
- Trả lại ngọc châu cho ta
Tức thì đồng tử liền xòe tay ra, đưa viên ngọc châu cho ngài. Bấy giờ ai nấy đều lấy làm lạ và rất đỗi ngạc nhiên. Ông trưởng giả thấy thế liền xin ngài cho đồng tử xuất gia. Ngài liền thế độ, và cho thụ giới cụ túc .

Tôn giả nói :
- Xưa kia thầy ta có dùng lời mật ngữ huyền ký cho ta rằng : Thời gian không bao lâu nữa ta sẽ mắc nạn. Nay Chính Pháp Nhãn Tạng của đức Như Lai xưa kia , ta truyền trao lại cho ngươi ngươi nên giữ lấy và nghe kệ của ta đây.

Chính thuyết tri kiến thời
Tri kiến câu thị tâm
Đương tâm tức tri kiến
Tri kiến tức vu kim.

Dịch
Khi thấy biết, nói năng ngay thẳng
Thấy biết đều há chẳng phải tâm
Ngay tâm thấy biết khôn nhầm
Giờ đây thấy biết nơi tâm rõ ràng .

Đại ý bài kệ nói: Khi nói ra sự thấy biết, thì chính cái thấy biết ấy đều là tâm cả. Cái tâm kia ở ngay chỗ thấy biết. Sự thấy biết ấy đến ngày nay mới thấy được một cách rõ ràng (Chỉ vào sự liễu ngộ và cũng chỉ vào sự ngộ nạn vậy) (TT.Tuệ Hải)
Nghĩa
Nói cho đúng về cái thấy biết
Thấy biết tức là tâm
Tâm này là cái thấy biết
Thấy biết ngay hiện tại

Ngài nói bài kệ xong liền mật truyền cho ngài Tư Đa đi sang nước khác, vì ngài biết tai nạn kia xẩy đến bất kỳ, không sao tránh khỏi, nên chỉ một mình ngài lưu lại nước Kế Tân mà thôi.

Bấy giờ ở nước này có bọn ngoại đạo, một người tên là Ma-Mục-Đa, một người tên là Đô-Lạc-Già, thường học các phép tà thuật, mong hại ngài. Vị vua nước này cũng theo bọn chúng. Vì mong trừ khử dòng dõi họ Thích , một hôm vua hỏi ngài :
- Tôn Giả ngũ uẩn đã không chưa ?
- Đã không rồi.
Vua bèn vung gươm chém đứt đầu Tôn Giả. Một dòng máu trắng như sữa phun ra, bắn vào cánh tay nhà vua. Vua nhiễm bệnh, được bảy ngày thì chết. Thái tử thấy thế than rằng
- Phụ vương ta vì lẽ gì lại chuốc lấy tai vạ vào mình ?
Rồi đem báo thân của Tôn Giả, tôn trí vào một nơi để xây tháp cúng dàng.
Năm đó là năm Kỷ Mão, năm thứ 20 đời Tề Vương nhà Ngụy.
binh
12-09-2009, 01:59 AM
25 – TỔ BÀ-XÁ TƯ-ĐA

Tổ Bà-Xá Tư-Đa là vị tổ thứ 25 của Ấn Độ. Ngài người nước Kế Tân, dòng họ Bà-La-Môn. Thân phụ ngài là Tịnh Hạnh, thân mẫu là Thường An Lạc. Lúc đầu ngài gặp tổ Sư-Tử Tôn-Giả, khi ngài được chân truyền giáo pháp rồi, ngài đi giáo hóa ở xứ Trung Ấn. Ngài gặp bọn ngoại đạo ngầm bỏ thuốc độc vào thức ăn của ngài, Ngài biết nhưng vẫn cứ ăn. Kết cuộc là bọn bỏ thuốc độc kia phải hứng lấy tai vạ, và xin theo ngài xuất gia. Ngài liền chấp thuận, cho qui y và cho thụ giới cụ túc.
Về sau vua Đắc Thắng lên ngôi thì ngài mắc nạn. Thái tử Mật Đa can gián thì bị vua bắt cầm tù. Một hôm nhà vua hỏi ngài rằng
- Những người trí thức, học thuật ở nước ta, Thày học tông nào ?
- Tôi học được tông của Phật.
- Đức Phật diệt độ đã lâu, một nghìn hai trăm năm nay, vậy thày theo ai mà học được?
- Tôi theo thày tôi là Tôn-Giả Sư-Tử.
- Ta nghe nói Sư-Tử Tôn-Giả đã không tránh khỏi hình phạt vậy ai là người truyền pháp cho thày?
- Thày tôi trao truyền áo, pháp cho tôi khi chưa ngộ nạn.
Nhà vua hỏi
- Áo thày để đâu ?
- Tôi để ở trong túi.
Nhà vua sai người đem áo ra đốt, nhưng lạ thay, củi cháy hết mà áo vẫn còn y nguyên. Bấy giờ nhà vua kịp thời hối lỗi vội vàng đi đến lễ tạ ngài và bạch rằng
- Thầy là người sáng suốt, thật xứng đáng là người kế thừa tổ Sư-Tử.
Rồi nhà vua sai ân xá cho Thái Tử. Khi Thái-Tử được ân xá , bèn cầu xin xuất gia và ròng rã sáu năm giữ chức thị giả. Mõi khi có những buổi yết ma thì khắp đất rung động , và có rất nhiều những điều linh dị lạ thường.
Một hôm ngài nói :
- Ta không thể ở lại cõi đời bao lâu nữa. Chính Pháp Nhãn Tạng của đức Như Lai nay ta giao phó cho ông. Ông nên giữ gìn lấy và nghe ta nói kệ sau:

Thánh Nhân thuyết tri kiến
Đương cảnh vô thị phi
Ngã kim ngộ chân tính
Vô đạo diệt vô lý.

Dịch
Chỗ thấy biết thánh nhân nói đó
Ngay cảnh kia không có thị, phi
Tính chân ta đã ngộ thì
Không đạo, không lý thị, phi thói thường.

Đại ý bài kệ nói : bậc thánh nhân nói ra sự thấy biết , tức ở ngay trong đối cảnh thấy biết đó , không có gì là phải với không phải cả. Một khi đã liễu ngộ bản tính chân như rồi thì danh từ đạo với lý cũng không còn nữa, tức là đã đến chỗ đạo, lý viên dung vậy.
(TT.Tuệ Hải)
Nghĩa
Bậc thánh nói về việc thấy, biết
Cảnh trước mắt chẳng phải có, chẳng phải không
Nay ta ngộ chân tính
Không đạo cũng không lý.

Ngài nói bài kệ xong liền hiện thần, biến tướng , rồi lại trở về tòa ngồi hóa thành lửa tam muội tự thiêu đốt mình ở ngay nơi bình địa, còn xá lợi bỗng cao lên một thước. Vua Đắc Thắng xây dựng bảo tháp thờ ngài. Năm đó là năm Ất Dậu đời vua Minh Đế nhà Đông Tấn.
binh
14-09-2009, 01:45 AM
26 – TỔ BẤT-NHƯ MẬT-ĐA

Tổ Bất-Như Mật-Đa là tổ thứ 26 của Ấn Độ. Ngài là thái tử, con vua Đắc Thắng nam Ấn Độ. Khi đắc pháp rồi, ngài đi đến xứ Đông Ấn đêm cính pháp giáo hóa cho nhân gian. Vị vua cai trị nước này tên là Kiên Cố. Ngài liền vì vua mà diễn nói pháp yếu, rồi tâu với vua rằng :
- Ở nước này sẽ có một vị thánh nhân xuất hiện ra đời để kế tiếp sự nghiệp của tôi truyền bá đạo màu.
Bấy giờ trong nước có một người đồng tử thuộc dòng Bà-La-Môn, đã 20 tuổi. Vì cha mẹ mất sớm bởi vậy không biết họ hàng là gì.
Một hôm vua cùng Tôn-Giả ngồi chung một cỗ xe, đi ra ngoài, Xe đang đi bỗng ngừng lại. Nhìn ra phía trước , thấy một đồng tử đang đứng cúi đầu trước xe. Tôn-Giả hỏi :
- Ngươi có nhớ những việc trước kia không ?
- Thưa Tôn-Giả, tôi vẫn còn nhớ, ngày xưa tôi với ngài cùng ở chung với nhau. Bấy lâu xa cách, mãi đến nay mới lại được hội ngộ.
Tôn-Giả nói với vua rằng :
- Người đó tức là Bồ-Tát Đại-Thế-Chí, nay thánh tích mới giáng ở nơi đây vậy.

Bấy giờ đồng tử liền xin xuất gia. Tôn –Giả liền thế phát, qui y cho thụ giới cụ túc, và đặt tên cho là Bát-Nhã Đa-La. Đồng thời lúc đó ngài liền truyền trao Chính Pháp Nhãn Tạng cho và nói kệ rằng:

Chân tính tâm địa tàng
Vô đầu diệt vô vỹ
Ứng duyên nhi hóa vật
Phương tiện hô vi trí

Dịch
Tâm địa tính chân dấu kín hoài
Không đầu, không cuối mấy ai hay
Ứng duyên hóa vật tùy thời hiện
Phương tiên kêu tên trí-tuệ này

Đại ý bài kệ nói: Thể tính chân như bình đẳng tiềm ẩn nơi tâm địa. Chân tính đó không đầu cũng không cuối. Nó chì tùy cơ duyên để thể hiện, hóa độ chúng sinh. Vì thế nên phương tiện gọi là trí-tuệ. (TT.Tuệ Hải)
Ngài nói kệ xong liền bảo nhà vua rằng :
- Đối với đạo Tối-Thượng-Thừa, xin bệ hạ luôn luôn ngoại hộ cho, đừng lúc nào để lãng quên.
Rồi ngài ngồi kết già phu vào cõi viên tịch. Lại hóa ra lửa để tự thiêu đốt mình. Vua thu thập lấy xá lợi rồi xây tháp cúng dàng
Năm đó là năm Mậu Tý, niên hiệu Thái Nguyên , đời vua Hiếu Vũ nhà Đông Tấn.
binh
16-09-2009, 01:52 AM
27 – TỔ BÁT-NHÃ ĐA-LA

Tổ Bát–Nhã Đa-La là vị tổ thứ 27 của Ấn Độ. Ngài người xứ Đông Ấn. Khi được trao truyền chính pháp rồi, ngài liền đi giáo hóa ở xứ Nam Ấn Độ. Vị vua cai trị nước này tên là Hương Chí, là người tôn sùng đạo Phật, đem dâng ngài một viên ngọc vô giá.

Nhà vua có ba người con. Một hôm Tôn-Giả hỏi thử ba người con kia rằng
- Ngọc châu này là vật quí giá, tròn đầy, trong sáng, vậy có vật nào có thể sánh kịp với ngọc châu này chăng ?
Người con thứ nhất và thứ hai đều nói rằng :
- Đối với hàng thất bảo thì viên ngọc vô giá này là quí hơn cả, như vây thì cố nhiên không vật nào có thể sánh kịp được.
Người con thứ ba là Bồ-Đề Đa-La thưa rằng
- Đây là ngọc báu của thế gian thì chưa phải là ngọc quí hơn cả. Nếu đem so với tất cả trong hàng châu báu thì chỉ có Pháp Bảo mới là quí hơn cả.
Ngài lại hỏi :
- Trong tất cả các vật,vật gì là lớn hơn cả?
- Chỉ có Pháp Tính mới là lớn hơn cả.
Tôn Giả biết người này khả dĩ là pháp khí, nhưng vì thời cơ chưa đến nên ngài lặng yên, để nguyên cho lẫn lộn đi . Mãi đến khi vua Hương Chí chán đời thì Thái tử bồ-Đề Đa-La mới xin đi xuất gia., và thụ giới cụ túc.
Một hôm Tôn Giả bảo rằng :
- Chính Pháp Nhãn Tạng của đức Như Lai nay tôi giao phó cho ông, ông nên gìn giữ lấy để truyền bá cho rộng ra, và nghe kệ tôi sau đây:

Tâm địa sinh chư chủng
Nhân sự phục sinh lý
Quả mãn Bồ-Đề viên
Hoa khai thế giới khởi.

Dịch
Tâm địa sinh mọi giống lành
Nhân vì có sự mới thành lý nay
Quả Bồ-Đề kết tròn đầy
Hoa nở thơm ngát khắp đầy trần gian.

Đại ý bài kệ nói : Hết thảy mọi hạt giống đều do nơi tâm địa sinh ra, khi đủ mọi duyên thì đâm chồi nẩy lộc. Nghĩa là nhân có sự mới ra có lý, nếu sự không thì lý cũng không. Người tu đạo một khi đã liễu ngộ hoàn toàn , tức là quả Bồ-Đề được viên mãn thành tựu, cũng ví như hoa Ưu Đàm , hương thơm tỏa ngát cả đại thiên thế giới. (TT. Tuệ Hải)

Nghĩa
Tâm địa sinh mọi giống
Vì có sự mới sinh ra lý.
Khi quả đã tròn đầy thì Bồ-Đề cũng thành tựu
Như hoa khai thì thế giới bừng dậy.
(Liên Hoa nở ra thì hành giả bước vào thế giới Phật Di-Đà)

Ngài nói bài kệ xong , phóng ra luồng hào quang lớn sáng rực rỡ, rồi bỗng nhiên hiện thân lên hư không cao bằng bảy cây Đa-La , lại hóa ra lửa tự thiêu đốt mình. Xá-Lợi của ngài ở trên hư không rơi xuống như mưa. Các hàng đệ tử thu nhặt lấy ngọc Xá-Lợi tôn trí vào một nơi , xây tháp cúng dàng.
Năm ấy là năm Đinh Dậu , niên hiệu Đại Minh năm đầu đời vua Hiếu Vũ Đế đời Tống.
binh
18-09-2009, 03:30 AM
28 – TỔ BỒ-ĐỀ ĐẠT-MA

Tổ Bồ-Đề Đạt-Ma là vị tổ thứ 28 của Ấn Độ., và là vị sơ tổ ở Trung Hoa. Ngài người nước Nam Thiên Trúc , dòng Sát đế lợi, là con thứ ba vua Hương Chí. Ngài được tổ Bát-Nhã Đa-La trao truyền tâm ấn. Sau khi ngài đắc pháp rồi, vào khoảng niên hiệu phổ thông năm tứ 7 đời nhà Lương. Ngài đem giáo pháp truyền sang đất Nam Hải (Trung Hoa) .
Một hôm vua Lương Vũ Đế hỏi ngài rằng
- Đệ Nhất Nghĩa Đế là thế nào ?
Ngài đáp :
- Quách nhiên vô thánh ( Rộng lớn , chẳng có thánh gì cả )
Vua hỏi :
- Người đối diện với trẫm là ai ?
- Không biết.

Nhà vua không khế ngộ được nên ngài liền sang đò, đi đến chùa Thiếu Lâm ở rặng Tung Sơn. Ngài ngồi quay mặt vào vách ròng rã chín năm. Về sau có ngài Thần Quang (tức Huệ Khả) lại tham học, cầu pháp, đứng ngoài trời tuyết lạnh suốt đêm, tuyết ngập đến đầu gối. Tổ dùng lời khai thị cho.

Một hôm tổ bảo
- Ông đã nhận được những cái tinh túy nơi ta.
Và tổ nói :
- Chính Pháp Nhãn Tạng của đức Như Lai xưa kia phó chúc co ngài Ca Diếp. dần dà truyền đến tôi. Nay tôi giao phó cho ông, ông hãy giữ gìn cho khéo, và nghe bài kệ sau :

Ngô bản lai tư độ
Phó Pháp cứu mê tình
Nhất hoa khai ngũ diệp
Kết quả tự nhiên thành.

Dịch
Nguyên lai ta đến cõi này
Trao truyền chánh Pháp cứu rày kẻ mê
Một hoa năm cánh xum xuê
Tự nhiên kết quả Bồ-Đề ngát hương.

Đại ý bài kệ nói: Mục đích ta đến cõi này là để trao truyền Chánh Pháp của Phật , dùng giáo pháp ấy cứu người mê. Năm vị tổ nối tiếp nhau truyền thừa, làm cho cây Thiền ngày thêm tươi tốt.
HT Tuệ Hải

Nghĩa
Ta đến cõi này
Truyền Pháp cứu người mê
Một hoa năm cánh nở
Kết quả tự nhiên thành.

Ngài nói bài kệ ấy rồi liền hiện thần, biến tướng, rồi trở về tòa ngồi mà thị tịch. Nhà vua dùng Kim quan đựng ngọc thể của ngài , an táng ở núi Hùng Nhĩ. Ba năm sau, ông Chu Vân nhà ngụy phụng chỉ đi sứ, khi trở về thì gặp tổ mang một chiếc giày đi ở núi Thông Lĩnh. Ông hỏi Tổ về đâu? Tổ đáp “ Tôi đi về cõi Tây Thiên” . Ông Chu Vân về triều, đem sự kiện ấy ra tâu lại. Nhà vua sai người phá tháp ra xem thì thấy chỉ còn lưu lại một chiếc giày mà thôi. Vua ban chiếu cúng dàng ngài ở chùa Thiếu Lâm.
binh
20-09-2009, 12:32 AM
29 – TỔ HUỆ KHẢ

Hòa thượng Huệ Khả là vị tổ thứ hai của Trung Hoa. Ngài họ Cơ,ở đất Vũ lao. Thân phụ ngài tên là Tịch. Khi sinh ngài có điềm sáng lạ thường nên thân phụ ngài đặt tên cho ngài là Thần Quang. Khi lớn lên, ngài xuất gia với hòa thượng Bảo Tịnh. Năm 33 tuổi, ngài trở về núi Hương Sơn ngồi lặng lẽ tám năm. Sau ngài tới chùa Thiếu Lâm cầu pháp và tham học với Tổ Bồ-Đề Đạt-Ma ở nơi Thiếu Thất Diện bích. Bởi vậy nên chưa từng được nghe một lời giáo huấn, khuyên dạy.
Một hôm vào đêm khuya, ngài đứng ngoài cửa đông Thiếu Thất, gặp lúc mưa tuyết rất lớn, ngài vẫn đứng y nguyên một chỗ không hề nhúc nhích, đến nỗi tuyết đọng lại lên đến quá đầu gối. Tổ thấy vậy thương hại hỏi rằng :
- Ông đến đây muốn cầu việc gì ?
Ngài sụt sùi bạch rằng :
- Cúi xin Hòa-Thượng mở rộng cửa Cam Lộ, cứu độ cho lũ quần sinh chúng con.
Tổ bảo :
- Đạo pháp cao siêu màu nhiệm của chư Phật , phải siêng năng, tinh tấn nhiều kiếp, phải làm được những việc người đời khó làm. Há phải những người đức nhỏ, trí mọn mà mong cầu được đạo chân thừa ? Như vậy chỉ luống thêm sự khổ cực mệt nhọc mà không có ích gì.
Ngài nghe tổ chỉ giáo, khuyên răn như thế liền lấy lưỡi dao sắc bén tự cắt cánh tay hữu của mình, rồi đem để ở trước tổ. Tổ thấy vậy, biết người này là bậc pháp khí, liền đổi tên cho là Huệ Khả.
Ngài bạch Tổ rằng :
- Pháp ấn của chư Phật, con có thể được nghe chăng ?
Tổ bảo :
- Pháp ấn của chư Phật không phải do nơi người mà được.
Ngài bạch :
- Nay tâm con chưa được yên, xin Tổ hãy yên tâm cho con.
Tổ bảo :
- Hãy đem tâm ra đây ta yên cho.
Ngài yên lặng giây lâu rồi bạch :
- Con tìm tâm mãi , song không thể được.
Tổ bảo :
- Ta đã an tâm cho ông rồi đấy.

Khi ngài đắc pháp rồi, về sau ngài trao truyền cho ngài Tăng Sáng và nói kệ rằng

Mai dựng ngọc, Thiếu Lâm xuân
Lập tuyết không giai thái khổ tân
Phật Pháp nhược tòng đoạn tý đắc
Tây Thiên, Đông Độ một toàn nhân.

Dịch
Thiếu Lâm ngọc nảy chồi mai đẹp
Mỏi gót, thềm không tuyết phủ đầy
Nếu cắt cánh tay mà chứng đạo
Toàn nhân Trung, Ấn mấy người nay ?

Đại ý bài kệ nói :Chùa Thiếu Lâm có nhành mai nẩy chồi ngọc tốt tươi. Người vì đạo cầu pháp, dù có gian nan rét mướt, khổ cực, chồn chân mỏi gối ở trước thềm không vắng vẻ cũng không sờn lòng, nản chí. Để vì đạo quên mình, ngài cắt đứt cánh tay. Nhưng không phải do cắt đứt cánh tay mà được đạo. Mà cốt ở nơi nhất tâm, cho nên nói : Nếu do chỗ cắt cánh tay mà được đạo Thì Trung Hoa và Ấn Độ không một người.
(TT.Tuệ Hải)
Nghĩa
Xuân đến Thiếu Lâm, mai nảy chồi ngọc
Thềm không, đứng tuyết đắng cay.
Nếu cắt cánh tay mà được pháp
Trung Hoa, Ấn Độ chẳng một người (đắc đạo).

Ngài nói bài kệ xong thì thị tịch. Đại chúng đệ tử làm lễ an táng, xây tháp kỷ niệm ở đất Từ Châu, thuộc huyện Phủ Dương, Đời vua Văn Đế nhà Tùy , niên hiệu Khải Hoàng năm thứ 13 . Đến năm niên hiệu Đức Tông nhà Đường thì sắc phong đổi hiệu ngài là Đại Tổ Thuyền Sư.
binh
22-09-2009, 01:17 AM
30 – HÒA THƯỢNG GIÁM-TRÍ TĂNG-SÁN .

Hòa thượng Giám Trí Tăng –Sán là vị tổ thứ ba của Trung Hoa. Ngài người đất Từ Châu. Khi còn là cư sĩ ngài đã lên ngôi Thiếu Thất lễ tổ, bạch rằng
- Đệ tử không may bị bịnh phong cùi, cúi xin hòa thượng sám hối tội lỗi cho con.
Tổ bảo :
- đem tội lại ta sám hối cho ông
Cư sĩ bạch :
- Con tìm tội mãi nhưng không thể được.
Tổ bảo :
- Sám hối tội xong rồi đây.
Cư sĩ bạch:
- Nay con thấy hòa thượng là bậc Tăng Bảo mà còn chưa biết thế nào là Phật, Pháp.
- Tâm là Phật, Tâm cũng là Pháp. Phật với Pháp không hai thì ngôi Tăng Bảo cũng vậy.
- Nay con mới biết về tội tính, nó không ở trong, không ở ngoài, không ở khoảng giữa. Nếu Tâm được như thế thì Phật Pháp vốn không hai vậy.

Tổ ngầm hiểu rằng người này là bậc pháp khí, nên liền cho thế phát, qui y , thụ giới cụ túc và bảo rằng “ Đây là Pháp bảo của ta “. Vì thế mới gọi ngài là Tăng-Sán vậy.
Trải qua thời gian hai năm, Ngài làm người thị kinh , về sau bệnh phong khỏi dần, khả dĩ có thể là người kham nhẫn để nối đèn tuệ, nên tổ bèn trao truyền y bát cho và nói bài kệ rằng :

Hoa chủng tuy nhân địa
Tòng địa chủng hoa sinh
Nhược vô nhân hạ chủng
Hoa địa tận vô sinh.

Dịch
Hoa nhân nơi đất gieo trồng
Cũng do nơi đất nẩy mầm nở hoa
Nếu không gieo hạt giống ra
Hoa tàn , đất rữa quyết là không sinh.

Đại ý bài kệ nói: Hoa kia tuy trồng nơi đất, nhưng cũng nhờ mọi duyên mới đâm chồi nẩy lộc. Nếu không có đất, và hạt giống cũng không gieo , thì quyết định không thể phát sinh được. Người tu đạo cũng phải gieo trồng mọi nhân lành, và làm đầy đủ mọi duyên tốt, thì hoa trí tuệ , quả Bồ-Đề mới có thể phát sinh được.
TT.Tuệ Hải

Nghĩa
Giống hoa tuy nhờ đất
Từ đất giống hoa sinh
Nếu không người gieo giống
Hoa, đất đều chẳng sinh.

Ngài nói xong bài kệ liền vào thị tịch. Năm đó là năm niên hiệu vua Dạng Đế nhà Tùy. Tháp ngài xây ở đất Thư-Châu. Về sau một mình nhà vua ngự giá ra xem , được ngọc xá-lợi ba trăm hạt, đem chia cho khắp nơi để tôn trí cúng dàng. Đến đời vua Huyền Tông nhà Đường sắc phong hiệu ngài là Giám-Trí Đại Thuyền Sư.
binh
24-09-2009, 01:34 AM
31 – TỔ ĐẠO TÍN

Hòa Thượng Đạo Tín là vị tổ thứ tư của Trung Hoa. Ngài dòng họ Tư Mã, người đất Châu Kỳ. Ngài là người xuất chúng, phi thường. Thuở thơ ấu đã hâm mộ đạo Phật. Các môn giải thoát, ngài đều tỏ rõ như người đã học từ trước. Khi được thừa kế Tổ Tăng Sáng, ngài thu nhiếp thân, tâm và chưa từng ngủ nghỉ, hơn 60 năm sườn không bén chiếu.
Ngài người gốc ở Hà Nội, sau mới trở về núi Phá Đầu, đất Ký Châu mở trường giảng dạy đồ chúng. Đạo pháp ngày càng thêm sâu rộng, làm cho hoa trìu, cảnh mến , danh thơm vang khắp chốn Thần phong.
Năm Quí Mão, niên hiệu Trinh Quán, vua Thái Tông triệu ngài phó kinh, Ngài khiêm tốn dâng sớ từ tạ, trước sau hai ba lần. Vua thấy thế nổi giận hạ lệnh sai sứ giả đưa chiếu chỉ đi. Lần này nếu ngài không phó kinh thì cắt lấy đầu mang về. Sứ giả tới nơi đưa chỉ dụ, ngài liền kề cổ tới sát lưỡi gươm mà thần sắc vẫn nghiễm nhiên tự tại. Sư giả thấy thế lấy làm lạ, liền làm trạng tâu về kinh. Vua nghe biết sự việc như thế , bừng tỉnh ngộ liền khen ngợi, ban tặng châu báu, lụa là cho ngài và để cho ngài được tùy ý.
Một hôm ngài bảo môn nhân là ngài Hoằng Nhẫn rằng:
- Ta có áo, pháp xưa kia tổ trao truyền cho, nay ta giao phó cho ông, ông hãy gìn giữ lấy, và nghe tôi nói kệ sau:

Hoa chủng hữu sinh tính
Nhân địa hoa sinh sinh
Đại duyên dữ tính hợp
Đương sinh, sinh bất sinh

Dịch
Gieo trồng hoa có tính sinh
Hoa nhân địa vẫn phát sinh đời đời
Đại duyên với tính hợp rồi
Hoa kia sinh nở đời đời bất sinh.
(TT.Tuệ Hải)
Nghĩa
Giống hoa có tính sinh
Nhờ đất hoa sinh sôi
Tứ đại hợp với tính
Ngay khi sinh tức bất sinh.

Ngài phó pháp, nói kệ xong thì liền vào thị tịch. Tháp ngài xây ở núi Phá Đầu, sau này vô cớ tự nhiên cửa tháp mở ra, hình dáng của ngài vẫn như lúc còn sống. Các đệ tử thấy thế, không dám đóng cửa tháp lại, chỉ kính lễ rồi để y nguyên như vậy. Đến đời vua Đại Tông nhà Đường , thì pháp hiệu của ngài đỏi là Đại Y thiền sư.
binh
26-09-2009, 06:38 AM
32 – TỔ ĐẠI-MÃN HOẰNG-NHẪN

Ngài là vị tổ thứ năm của Trung Hoa. Ngài họ Chu, người đất Kỳ Châu, thuộc uyện Hoàng Mai .
Thuở còn thơ ấu ngài đã có cốt các thanh kỳ, tuấn tú, đĩnh ngộ, khác hẳn với bọn nhi đồn. Khi được gặp đệ tứ tổ Đạo-Tín, tô hỏi ngài rằng :
- Ông danh tánh gì ?
- Tánh con là Phi thường.
- Phi thường là họ gì ?
- Là Phật tánh.
- Ông không có họ sao ?
- Là tánh không, vô cố.
Tổ biết là Pháp khí nên cho làm thị giả, rồi tổ đến cỗ thân mẫu của ngài, xin cho ngài xuất gia. Thân mẫu ngài vì những sự vô cố trước kia nên cũng không dám luyến tiếc mà liền cho làm đệ tử. Khi cơ duyên đã đến, Tổ liền đem Chính Pháp Nhãn Tạng giao phó co ngài và nói kệ rằng :

Hữu tình lai hạ chủng
Nhân địa quả hoàn sinh
Vô tình ký vô chủng
Vô tính diệt vô sinh.

Dịch
Hữu tình gieo lại mầm non
Nhân do nơi đất, quả còn tiếp theo
Vô tình giống đã không gieo
Tính kia không có, quả nào phát sinh.
(TT.Tuệ Hải)
Nghĩa
Có tình ( ý ) mà tạo nghiệp
Nhân các duyên mà sinh ra quả
Vô tình (ý ) không tạo nghiệp
Tánh không, sinh cũng không.

Ngài nói kệ xong, sau đó bốn năm thì ngài thị tịch. Các đệ tử xây tháp ngài ở núi Hoàng Mai. Giáo pháp ngài lưu truyền lại về sau thành lập hai Tông: Ngài Huệ Năng truyền về Nam Tông. Ngài Thần Tú truyền về Bắc Tông. Phật pháp thời đó rất thịnh hành. Về sau vua Đại Tông nhà Đường suy tôn pháp thụy của ngài là Đại Mãn thiền sư.
binh
28-09-2009, 02:12 AM
33 – TỔ ĐẠI-GIÁM HUỆ-NĂNG

Hòa thượng Đại-Giám Huệ-Năng là Tổ thứ sáu Trung Hoa. Ngài họ Lư. Thân phụ là Hạnh-Thao, thân mẫu là Lý Thị, người đất Tân Châu, thuộc Lĩnh Nam (Phạm Dương). Cha mất sớm, lớn lên Ngài đi kiếm củi nuôi mẹ, sau ngài xin qui y thụ pháp với Tổ Hoằng Nhẫn. Lúc mới tới tham học , Tổ hỏi rằng
- Ông từ đâu tới đây ?
- Con từ đất Lĩnh Nam tới đây.
- Ông muốn cầu việc gì ?
- Con muốn cầu làm Phật.
- Người man rợ sao có thể làm Phật được ?
Ngài bạch:
- Con người thì có Bắc, Nam còn Phật tính há lại cũng như vậy sao? Tuy thân con là man rợ không giống với Hòa Thượng, còn Phật tính thì làm gì có sai khác vậy.
Tổ bảo :
- Thôi đi theo chúng nhân mà làm việc.
- Tổ dạy con làm việc gì ?
- Hãy đi xuống tàu xưởng.
Ngài xuống xưởng, giã gạo hơn tám tháng. Một hôm Tổ gọi các đệ tử lên bảo
- Mỗi người các ông làm cho ta một bài kệ xem ai là người khả dĩ ta có thể trao truyền chính pháp.
Ngài Thần Tú liền làm trước:

Thân thị Bồ-Đề thụ
Tâm như minh kính đài
Thời thời cần phất thức
Vật xử nhạ trần ai.

Dịch
Thân này tựa cội Bồ-Đè
Tâm như minh kính sáng ngời lâng lâng
Thời thời phất thức chuyên cần
Không cho một chút bụi trần bám vô.

Nghĩa
Thân như cây Bồ-Đề
Tâm như đài gương sáng
Luôn luôn chuyên cần phủi bụi
Làm gì bụi bám vô

Tổ Huệ Năng họa nguyên vận:

Bồ-Đề bổn vô thụ
Minh cảnh diệt phi đài
Bản lai vô nhất vật
Hà xứ nhạ trần ai.

Dịch
Bồ –Đề kia vốn không cây
Đài gương sáng ấy há rày có nao ?
Xưa nay không một vật nào
Bụi trần kia dễ bám vào nơi đâu ?

Tổ xem xong bài kệ này thì thâm hiểu rằng đây là bậc Pháp khí , liền đem y bát truyền trao cho ngài.
Ngài được chân truyền y bát rồi liền đi thuyết pháp hóa độ chúng sinh, thời gian hơn 40 năm. Giáo pháp của ngài truyền bá lập thành hai chi :
- Một chi truyền cho ngài Nam Nhạc Hoài Nhượng
- Một chi truyền cho ngài Thanh Nguyên Hành Tư
Mỗi vị đều làm Tông chủ một nơi.
Ngài dạy “Các ông ai nấy đều phải y vào giáo pháp của ta mà hóa độ nhân gian , và hãy nghe ta nói kệ sau

Tâm địa hàm chư chủng
Phổ vũ tất giai manh
Đốn ngộ hoa tình dĩ
Bồ-Đề quả tự thành

Dịch
Nơi tâm địa chứa đầy hạt giống
Mưa chan hòa nẩy mộng tốt tươi
Hữu tình hoa đốn ngộ rồi
Tự thành đạo quả, chứng ngôi Bồ-Đề.

Ngài nói bài kệ xong liền trở về chùa Quốc Ân, đát Tân Châu ngồi kết-già-phu thị-tịch. Lúc đó bỗng có cầu vồng bạch sáng soi khắp đất, chung quanh nơi ngài mùi thơm lạ thường. Năm đó niên hiệu Tiên Thiên năm thứ hai, xây tháp kỷ niệm Ngài Sau vua Thái Tổ nhà Tống ngự giá xây lại thành tháp miếu. Về sau vua Thái Tông lên ngôi thì chiếu chỉ xây tháp bảy từng và gia phong pháp hiệu của Ngài là Đại-Giám Chân-Không Thiền Sư, Thái-Bình Hưng Quốc tháp.

Kệ Tổng Luận
Thống vị tham tầm thiết yếu tri
Ty hào tài động tức tương vi
Kim cương thấu hạp thùy năng dụng
Duy hữu Na Tra đệ nhất ky
Cử mục tiện linh tam giới tĩnh
Trấn linh hoàn xử cửu thiên qui
Chánh trung diệu hiệp thông hồ hộ
Nghĩ nghị phong mang thất khước nghi.

Tạm dịch
Tựu vị tìm xét nghĩa huyền
Mảy may động niệm tức liền trái ngay
Kim cương hiểu thấu, hợp đem dùng ?
Chỉ có Na Tra đệ nhất cơ.
Ngước mắt khiến tam giới tịnh
Rung chuông cho chín tầng trời qui đầu
Chính trong đó mà diệu hiệp, thì thông cõi Phật
(Hồ hộ : nhà của Tổ Bồ Đề Đạt Ma)
Nếu nghĩ nghị là mất

2 nhận xét: